Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Khmer ở Trà Vinh: Đón Tết cổ truyền trong niềm vui no ấm

PV - 09:56, 12/04/2019

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà. Do đó, dù có đi làm ăn xa cũng tranh thủ về trước mộ phần thắp hương tưởng nhớ. Tại những phum, sóc có điều kiện, người ta có thể tổ chức lễ “làm phước” khá long trọng và mời các sư đến tụng kinh cầu siêu. Sau khi đến chùa, người Khmer thường về nhà sum họp gia đình hoặc đến thăm họ hàng gần xa, chúc nhau mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt.

Các thiếu nữ dân tộc Khmer biểu diễn điệu múa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Ảnh TL Các thiếu nữ dân tộc Khmer biểu diễn điệu múa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Ảnh TL

Sự đổi thay, sung túc ở phum sóc hiện rõ qua việc tổ chức đón Tết của đồng bào Khmer Trà Vinh. Cái nắng nhẹ xen cơn mưa trái mùa giữa những ngày tháng Tư đã xoa dịu oi bức, tạo không khí mát mẻ cho bà con đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây thêm vui vẻ. Theo ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, đồng bào DTTS nói chung, Khmer nói riêng ở tỉnh Trà Vinh đã được thụ hưởng nhiều chính sách của Ðảng và Nhà nước; cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng hoàn thiện; hàng nghìn hộ đồng bào DTTS nghèo được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, vốn sản xuất… để vươn lên thoát nghèo.

Riêng năm 2018, Trà Vinh được Trung ương phân bổ hơn 51 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. Ngoài ra, tỉnh cũng sử dụng gần 242 tỷ đồng để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ tín dụng ưu đãi và chuyển đổi nghề cho hàng ngàn lượt hộ đồng bào Khmer... “Nhờ vậy, hiện nay Trà Vinh có khoảng 10.000 hộ đồng bào Khmer nghèo (chiếm 11,21% tổng số hộ Khmer); 100% số xã có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã, ấp có điện lưới quốc gia; 93% hộ đồng bào Khmer được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...”, ông Thạch Mu Ni nói.

Đến ấp Kim Câu, xã Kim Hòa (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh), diện mạo phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer được nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, tạo điều kiện vay vốn; từ đó xuất hiện nhiều những mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuôi bò sinh sản, nuôi heo và nuôi gà bằng đệm lót sinh học hay mô hình trồng ớt trên đất giồng cát... đã giúp đời sống của bà con phát triển đáng kể.

Anh Thạch Rích ở ấp Kim Câu, xã Kim Hòa, những năm trước kinh tế khó khăn, ít đất sản xuất nên cuộc sống gia đình anh Rích luôn thiếu trước hụt sau, không có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Năm 2015, được hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn vốn dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, gia đình anh Rích đã mua bò về nuôi. Đến nay, nhờ chăm sóc tốt, anh đã có 3 con bò, cuộc sống vì thế ổn định hơn. Tết cổ truyền dân tộc Khmer cũng vì thế tươi vui, đầy đủ hơn rất nhiều.

Còn hộ chị Kim Thị Tèo ở ấp Bình Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) sinh ra trong một gia đình nghèo, duy nhất chỉ có chưa đầy 2 công đất cha mẹ cho khi đi lấy chồng, sống chủ yếu làm thuê. May mắn đến với gia đình chị Tèo khi được tiếp cận liền 3 chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Trà Cú, đó là vay vốn hộ nghèo và vốn xây dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổng cộng đến trên 60 triệu đồng. Theo đó, chị cũng được sự tư vấn của cán bộ tín dụng chính sách và cán bộ khuyến nông huyện, để đầu tư nuôi bò, trồng rau màu (dưa leo, mướp đắng). Sau 3 năm chăm lo tốt việc chăn nuôi trồng trọt, gia đình chị đã có đàn bò 6 con béo khỏe, 6 vụ rau xanh sạch bội thu, trị giá khoảng 150-200 triệu đồng/năm.

“Nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình làm ra số tiền lớn lao như vậy, tất cả nhờ vay vốn từ NHCSXH đấy. Nay gia đình tôi ai cũng phấn khởi tích cực lao động, gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH, trả nợ, lãi cho ngân hàng đúng hạn”, chị Tèo chia sẻ.

Trong những ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, người Khmer Trà Vinh tạm gác việc đồng áng, buôn bán. Họ chỉ chuyên tâm đến chùa lễ Phật và cầu nguyện cho ông bà. Ngoài ra, các điểm chùa Khmer còn là nơi diễn ra những trò chơi dân gian bi sắt, kéo dây, bắn chàm hay ném khăn... Tất cả diễn ra trong khung cảnh thanh bình, no ấm thể hiện cuộc sống mới ngày càng sung túc của người Khmer Trà Vinh.

PHƯƠNG NGHI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.