Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chế biến dong riềng trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương triển khai việc ký cam kết đối với các chủ cơ sở thu mua, chế biến dong riềng, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về xử lý chất thải, nước thải, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, những cam kết đó vẫn chỉ nằm trên giấy (!).
Với kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, ông Hoàng Văn Đa, sinh năm 1958, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Đồng Mán, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của bản làng.
Vốn được biết đến là một trong những xã xa nhất và khó khăn của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), những năm qua, tận dụng lợi thế đất dốc, nhiều hộ dân ở xã Phan Thanh mạnh dạn chuyển đổi trồng cây dong riềng theo hướng hàng hóa. Trong những ngày thu hoạch dong riềng, xe của các thương lái về từng nhà thu mua củ dong tươi, tinh bột dong; có thị trường đầu ra ổn định, mở ra một hướng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, thay vì không khí tươi vui chuẩn bị đón Tết thì những ngày này, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên đang lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười” vì một lượng lớn dong riềng đến vụ thu hoạch mà vẫn chưa tìm được nơi tiêu thụ.
Thực hiện mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông - nhà nước và doanh nghiệp), Hợp tác xã (HTX) Duy Sơn trụ sở tại xã Bình Lư (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã phối hợp với chính quyền và người dân xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) triển khai thực hiện mô hình trồng cây dong riềng và sản xuất miến dong đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.