Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Ngọc Chí - 17:47, 20/12/2024

Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.

Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu
Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu

Dân tộc Brâu định cư tại làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), vốn có nguồn gốc ở vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Dân số gần 700 người. Do quá trình di dân, dân tộc Brâu đến cư trú ở Việt Nam cách đây khoảng 100 năm và là một trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Làng của người Brâu ở vị trí đặc biệt, nơi giao lưu văn hoá 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, nên đa số người Brâu sử dụng được cả 3 tiếng nói này.

Ngoài Chiêng Tha có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và được xem là vật thiêng, hiện người Brâu còn lưu giữ được nhiều loại nhạc cụ truyền thống, mang nét độc đáo riêng, trong đó có Đinh pú.

Người chơi Đinh pú sẽ dùng hai tay của mình vỗ vào nhau hoặc một tay vỗ trực tiếp vào ống để tạo âm thanh
Người chơi Đinh pú sẽ dùng hai tay của mình vỗ vào nhau hoặc một tay vỗ trực tiếp vào ống để tạo âm thanh

Ông Thao Mưu, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi cho biết: Phiên âm trong tiếng Brâu, “Đinh” có nghĩa là ống và “Pú” có nghĩa là âm thanh phát ra từ ống nứa, giai điệu khi hai tay vỗ vào nhau. Đinh pú của người Brâu vô cùng đơn giản, gồm 2 ống có chiều dài bằng nhau khoảng 1,2 m được lựa chọn từ những đốt nứa đẹp, thanh, độ dày mỏng bằng nhau.

Đinh pú là nhạc cụ được người Brâu sử dụng để diễn tấu vào lúc giải trí, nghỉ ngơi ở những không gian, thời điểm khác nhau như: Dịp phát nương rẫy, lên nhà mới và đặc biệt nhạc cụ Đinh pú không biểu diễn trong lễ hội mang tính chất vui vẻ của người Brâu.

Đinh Pú thường được sử dụng trong Lễ phát rẫy của người Brâu
Đinh Pú thường được sử dụng trong Lễ phát rẫy của người Brâu

Chị Nàng Phương, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Để thể hiện được hết các chủ đề qua các bài đánh Đinh pú thì mỗi bài đánh phải đủ 5 người, bốn người chơi chính sẽ dùng hai tay của mình vỗ vào nhau hoặc một tay vỗ trực tiếp vào ống để tạo được sự cộng hưởng trong từng nốt mà âm thanh phát ra, một người còn lại có trách nhiệm giữ sự thăng bằng của Đinh pú khi đan chéo nhau.

Đặc biệt, trong Lễ “Đót Pi Mưnr” (lễ phát rẫy) của người Brâu luôn gắn với việc diễn tấu Đinh pú. Tương truyền rằng từ thời xa xưa, với tập tục phát nương làm rẫy của mình, vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 đầu năm, già làng sẽ dẫn những người chủ gia đình trong cộng đồng người Brâu lên rừng để tìm kiếm, lựa chọn mảnh đất lành để xin trời đất cho phép dân làng được phát rẫy trồng trọt hoa màu, săn bắn thú rừng.

Phần lớn phụ nữ Brâu biết cách trình diễn nhạc cụ Đinh Pú
Phần lớn phụ nữ Brâu biết cách trình diễn nhạc cụ Đinh Pú

Ông Thao Dua, già làng làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi kể: Khi hội đồng già làng đã lựa chọn được khu vực đồi núi, tại vị trí đó mỗi gia đình sẽ phát một khu vực nhỏ để làm dấu và đặc biệt là người Brâu sẽ lựu chọn những cây nứa thật đẹp, thật thanh để lấy về làm Đinh pú. Chiều tối, sau khi các già làng đã thực hiện xong các nghi thức, là lúc các chàng trai cô gái sẽ cùng nhau thổi hồn vào những chiếc Đinh pú. Người Brâu quan niệm những chiếc Đinh pú có âm sắc vừa thanh, vừa bổng, vừa vang sẽ báo hiệu cho vị trí mà buôn làng lựa chọn là mảnh đất lành, đất đẹp buôn làng sẽ được trời đất phù hộ cho mùa màng bội thu và những âm thanh trầm bổng, cùng với chén rượu cần thể hiện sự biết ơn, niềm vui vì dân làng đã lựa chọn được mảnh đất đẹp.

Chị Nàng Tiên, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi cho biết: Khi diễn tấu Đinh pú tại Lễ phát rẫy thì 5 người đều tập trung biễu diễn để tạo ra những âm thanh hay nhất, tạo cho dân làng một không khí vui tươi, phấn khởi và mong ước một vụ mùa bội thu.

Hiện nay, mặc dù cộng đồng dân tộc Brâu cư trú tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi có số hộ và nhân khẩu khá khiêm tốn, nhưng họ rất tự hào với truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc mình và hơn ai hết, lớp trẻ của dân tộc Brâu hiện nay luôn tích cực tiếp nhận sự truyền dạy của thế hệ đi trước để gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của cha ông truyến lại, trong đó có nhạc cụ Đinh pú.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm

Ninh Thuận: Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm

Ngày 20/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận tổ chức Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm. Đến dự Lễ Khai mạc có đại diện các cơ quan, các nhà nghiên cứu văn hóa và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng Ngày hội Văn hóa Chăm toàn quốc lần thứ VI tổ chức tại Ninh Thuận.
Độc đáo lễ “Chut cha vai” của người Mạ

Độc đáo lễ “Chut cha vai” của người Mạ

Media - BDT - 20:00, 20/12/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 20/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Quế Văn. Chư Mom Ray - Nguồn tài nguyên rừng quý giá. Độc đáo lễ “Chut cha vai” của người Mạ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Quảng Nam định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền

Quảng Nam định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 18:37, 20/12/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh.
Ninh Thuận: Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm

Ninh Thuận: Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 18:36, 20/12/2024
Ngày 20/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận tổ chức Khai mạc trưng bày trang sức và trang phục truyền thống dân tộc Chăm. Đến dự Lễ Khai mạc có đại diện các cơ quan, các nhà nghiên cứu văn hóa và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng Ngày hội Văn hóa Chăm toàn quốc lần thứ VI tổ chức tại Ninh Thuận.
Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Thu - 18:23, 20/12/2024
Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.
Quản Bạ (Hà Giang): Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao

Quản Bạ (Hà Giang): Chủ động giữ ấm cho học sinh ở vùng cao

Xã hội - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 18:21, 20/12/2024
Những ngày gần đây, thời tiết mùa Đông tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khá khắc nghiệt, nền nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 10 độ C, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của địa phương có nơi xuống dưới 7 độ C. Do đó,việc thực hiện giải pháp giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho học sinh thời điểm này được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quản Bạ quan tâm thực hiện.
Lúa ngô dệt mùa no ấm

Lúa ngô dệt mùa no ấm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Quảng Ninh: Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Xã hội - Mỹ Dung - 18:19, 20/12/2024
Còn khoảng 01 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Quảng Ninh đã “nước rút” bước vào guồng sản xuất hàng Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn dịp cuối năm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm tại các huyện vùng cao, vùng DTTS trên địa bàn đã sẵn sàng cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán với mẫu mã đẹp.
Yên Bái: Vùng bưởi tiến Vua hối hả dịp cận Tết

Yên Bái: Vùng bưởi tiến Vua hối hả dịp cận Tết

Trang địa phương - Minh Nhật - 18:19, 20/12/2024
Dù bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi), nhưng bưởi tiến Vua ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, kịp thời khắc phục và đang bước vào thu hoạch.
Bình Định: Bác sĩ trẻ người dân tộc Ba Na tận tâm với nghề

Bình Định: Bác sĩ trẻ người dân tộc Ba Na tận tâm với nghề

Gương sáng - T.Nhân-H.Trường - 18:11, 20/12/2024
Ham học hỏi, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh và luôn nở nụ cười trên môi... đó là những ấn tượng đầu tiên khi có dịp tiếp xúc với bác sĩ trẻ Đinh Vĩ Đông, 36 tuổi, dân tộc Ba Na hiện đang công tác tại Khoa Ngoại - Liên chuyên khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định).
Cơ hội cho làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Xí Thoại phát triển

Cơ hội cho làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Xí Thoại phát triển

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 18:10, 20/12/2024
Mới đây làng nghề dệt Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân ( Phú Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, mở ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân trong việc duy trì, quảng bá nghề truyền thống của đồng bào Ba Na gắn với phát triển du lịch.
Người dân vùng biên Thanh Hóa thoát nghèo nhờ cây vầu

Người dân vùng biên Thanh Hóa thoát nghèo nhờ cây vầu

Media - Quỳnh Trâm - 17:44, 20/12/2024
Nhiều năm qua, người dân khu vực các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu. Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, cùng chính sách hỗ trợ, nên diện tích rừng vầu trồng thâm canh trên địa bàn tăng nhanh, góp phần xóa đói giảm nghèo.