Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điện Biên: Tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết trong vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 12:36, 05/12/2024

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung nguồn lực, trong đó có vốn Chương trình MTQG 1719, ưu tiên giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh. (Trong ảnh: Bản Phìn Hồ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ xuất hiện nguy cơ sạt trượt cao; tỉnh Điện Biên đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung dự án cấp bách ổn định đời sống người dân)
Tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung nguồn lực, trong đó có vốn Chương trình MTQG 1719, ưu tiên giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh. (Trong ảnh: Bản Phìn Hồ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ xuất hiện nguy cơ sạt trượt cao; tỉnh Điện Biên đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung dự án cấp bách ổn định đời sống người dân)

Ưu tiên ổn định dân cư

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, thực hiện Dự án 2 về “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết” thuộc Chương trình MTQG 1719, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 07 dự án; với quy mô bố trí, sắp xếp ổn định cho khoảng 466 hộ gia đình, kinh phí đã thực hiện 46,882 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, từ vốn Chương trình MTQG 1719 sẽ giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho hơn 1.300 hộ, nhà ở cho hơn 4.800 hộ; hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 1.400 hộ;...

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Điện Biên được bố trí tổng vốn gần 3.474 tỷ đồng đồng. Trong đó gần 3.162 tỷ đồng là ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương là hơn179,2 tỷ đồng; vốn tín dụng chính sách là hơn 114,3 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác hơn 18,4 tỷ đồng.

Do địa hình bị chia cắt mạnh, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp khiến công tác sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn. 

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 thì có hạn, trong khi chỉ cần một đợt thiên tai đi qua, nhiều địa bàn vốn đã ổn định dân cư lại lâm vào cảnh tan hoang, phải làm lại từ đầu.

Cuối tháng 7/2024, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên xảy ra trận lũ quét lịch sử. Lũ quét đã làm 90 ngôi nhà ở xã Mường Pồn bị thiệt hại; 66 hộ dân buộc phải di dời khẩn cấp. Ngoài ra, 122,475 ha đất sản xuất đã bị lũ bùn vùi lấp.

Để ổn định, sắp xếp dân cư, UBND huyện Điện Biên phải thực hiện khẩn cấp 5 dự án ổn định dân cư tại các bản: Mường Pồn 2, Tin Tốc 1, Tin Tốc 2, Huổi Ké và bản Lĩnh. Với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, hiện các dự án ổn định dân cư ở xã Mường Pồn đang dần hoàn thiện.

Ngày 22/11/2024, Thường trực Huyện ủy Điện Biên đã kiểm tra thực tế các dự án ổn định dân cư sau thiên tai tại xã Mường Pồn. 

Báo cáo của đơn vị thi công cho thấy, hiện 10 ngôi nhà đã hoàn thiện và bàn giao cho người dân; các lực lượng đang tiếp tục thi công 10 nhà và chuẩn bị triển khai hỗ trợ 25 nhà ở khác.

Ngoài ra, nhằm sớm ổn định đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trong khu vực bị thiệt hại do thiên tai, UBND huyện Điện Biên cũng tập trung, gấp rút triển khai xây dựng 10 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Trong đó, 7 công trình đang thi công, 1 công trình chuẩn bị khởi công; ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp đối với 7 công trình bảo vệ khu dân cư, ổn định đời sống và kịp thời phục vụ sản xuất.

Các dự án ổn định dân cư sau thiên tai ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên đã hoàn thiện 10 ngôi nhà, bàn giao cho người dân; các lực lượng đang tiếp tục thi công 10 nhà và chuẩn bị triển khai hỗ trợ 25 nhà ở khác.
Các dự án ổn định dân cư sau thiên tai ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên đã hoàn thiện 10 ngôi nhà, bàn giao cho người dân; các lực lượng đang tiếp tục thi công 10 nhà và chuẩn bị triển khai hỗ trợ 25 nhà ở khác.

Không riêng Mường Pồn mà trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn rất nhiều điểm có nguy cơ thiên tai cao, cần thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư. Vì vậy, ngày 24/9/2024, UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bổ sung 4 dự án cấp bách ổn định đời sống người dân, với tổng mức đầu tư dự kiến 88 tỷ đồng.

Như vậy, đến nay, tổng số dự án mà địa phương đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ bố trí ngân sách để ổn định dân cư vùng thiên tai khẩn cấp là 19 dự án; tổng kinh phí đề xuất hỗ trợ là khoảng 686 tỷ đồng.

Quan tâm giảm nghèo bền vững

Theo ông Giàng A Dình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, trong những năm qua, mặc dù đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư; tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ.

Điều này đã được minh chứng trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, được tổ chức ngày 08/11/2024. Theo đó, toàn tỉnh mới có 96,52% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 78,7% số thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa;...

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đng được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh. (Trong ảnh: UBND huyện Điện Biên đang tập trung, gấp rút triển khai xây dựng 10 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã Mường Pồn).
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đng được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh. (Trong ảnh: UBND huyện Điện Biên đang tập trung, gấp rút triển khai xây dựng 10 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã Mường Pồn).

Ngoài ra, tỷ lệ xã có chợ xã, liên xã trên địa bàn tỉnh mới đạt 18,26%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa mới đạt 79,07%; tỷ lệ thôn, khu dân cư có nhà văn hóa đạt 55,5%; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt an toàn đạt 93,75%;...

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoàn còn thiếu khiến công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Ước tính hết năm 2024, mặc dù vẫn vượt chỉ tiêu giảm nghèo của Chương trình MTQG 1719 (giảm 5% so với năm 2023), nhưng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh theo chuẩn nghèo mới vẫn còn 31,97%.

Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 25/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 200 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, ông Giàng A Dình, năm 2019, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của giai đoạn 2016 -2020, toàn tỉnh còn 43.048 hộ nghèo, chiếm 33,05% tổng số hộ. Trong đó, 98,86% số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên là nghèo về thu nhập; gần 99% số hộ nghèo của tỉnh là hộ DTTS.

Trước thực tế đó, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để giảm nghèo về thu nhập cho đồng bào DTTS. 

Bên cạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình tạo sinh kế bền vững, từ năm 2021 đến nay, từ nguồn vốn 03 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung hỗ trợ đồng bào học nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững.

“Giai đoạn 2019 – 2024, tổng số lao động tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh đạt trên 52.000 người; bình quân đạt trên 8.600 người/năm. Riêng năm 2024, toàn tỉnh có khoảng 9.800 người tham gia học nghề. Đồng thời, trong 05 năm, tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho trên 59.000 lao động, trong đó, lao động vùng đồng bào DTTS chiếm 75 - 78%”, ông Dình chia sẻ.

Cùng với đó, tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai chính sách tín dựng ưu đãi. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh được phấn bổ hơn 114,3 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719. Hiện toàn tỉnh đã cho 2.848 hộ vay vốn; dự kiến hết năm 2024, dư nợ tín dụng ưu đãi trên địa ban ước đạt 113,5 tỷ đồng đồng với 2.835 hộ vay vốn...

Từ năm 2021 đến nay, từ nguồn vốn 03 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung hỗ trợ đồng bào học nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững. (Trong ảnh: Người dân bản Phiêng Ban, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên được dạy nghề trồng nấm)
Từ năm 2021 đến nay, từ nguồn vốn 03 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung hỗ trợ đồng bào học nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững. (Trong ảnh: Người dân bản Phiêng Ban, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên được dạy nghề trồng nấm)

Với những nỗ lực đó, thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tăng lên, nhưng vẫn còn đang ở mức trung bình thấp so với cả nước. Ước đến hết năm 2024, thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 46,51 triệu đồng/người/năm.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2029 hỗ trợ giải quyết từ 80 - 100% số hộ khó khăn đang thiếu đất ở, đất sản xuất; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% và đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt 40%; giải quyết được việc làm từ 75 - 80% trong số lao động qua đào tạo;... Đây là những giải pháp để tỉnh hướng đến mục tiêu nâng thu nhập bình quân của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đạt 113 triệu đồng/người vào năm 2029.

Tỉnh Điện Biên phấn đấu đến năm 2029 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025); cơ bản không còn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; có 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỉnh có ít nhất 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Ngày 14/5, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II, từ năm 2026 - 2030, trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang

Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang

Tin tức - Minh Nhật - 3 phút trước
Sáng nay ngày 15/5 khu vực các tỉnh Lai Châu và Quảng Trị đã có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to như: Pa Thắng 76,6mm (Lai Châu); Hướng Lộc 58,2mm (Quảng Trị);...
Dự kiến mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái sau sáp nhập tỉnh

Dự kiến mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái sau sáp nhập tỉnh

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 phút trước
Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đang phối với Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch mở tuyến xe buýt Lào Cai - Yên Bái phục vụ cán bộ, công chức đi làm việc sau sáp nhập 2 tỉnh.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa du lịch huyện Vân Canh

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa du lịch huyện Vân Canh

Trang địa phương - T.Nhân-H.Trường - 9 phút trước
Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh của huyện, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) phối hợp với Công ty Cổ phần Becamex Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa - Du lịch Vân Canh năm 2025, với nhiều hoạt động diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6/2025.
Sạt lở đất ở thị xã Sa Pa khiến 01 người tử vong

Sạt lở đất ở thị xã Sa Pa khiến 01 người tử vong

Thời sự - Trọng Bảo - 18 phút trước
Đêm về sáng ngày 15/5, trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có mưa lớn. Mưa to đã gây sạt lở đất làm 01 người tử vong.
Thanh Hóa cho phép bố trí Tỉnh ủy viên làm Bí thư cấp xã

Thanh Hóa cho phép bố trí Tỉnh ủy viên làm Bí thư cấp xã

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 19 phút trước
Ngày 14/5, Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, ông Nguyễn Doãn Anh - Bí thư Tỉnh ủy vừa ký văn bản quy định về bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện.
Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm du lịch cà phê. Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Lặng thầm “gieo chữ” vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tuyên dương 80 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Gia Lai: Tuyên dương 80 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 14/5, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Gia Lai, Tỉnh đoàn Gia Lai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến và “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” năm 2025 gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025

Hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 14/5, tại trụ sở Tỉnh ủy Thanh Hóa đã diễn ra buổi Hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025, giữa hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào). Sự kiện thể hiện quyết tâm chính trị cao và tinh thần gắn bó bền chặt giữa hai địa phương, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Sa Rây - Minh Triết - 1 giờ trước
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, khóa XII về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn lực lượng BĐBP tỉnh.
Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm du lịch cà phê. Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Lặng thầm “gieo chữ” vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, động viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, động viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Thời sự - PV - 18:55, 14/05/2025
Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trường THCS Cầu Giấy và trao tặng Phòng thực hành giáo dục STEM, trồng cây lưu niệm tại các trường.