Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đi trong linh khí Tây Ninh

Bích Đào - 15:44, 11/04/2025

Gia đình tôi đi Tây Ninh không theo tuor tuyến nào cả. Xong việc ở TP. Hồ Chí Minh, còn một ngày trống thì gặp chị bạn làm nghiên cứu văn hóa. Chị gợi ý nhà tôi nên đi chơi Tây Ninh là “trọn ngày”. Hay quá! Chưa từng đến đất này nhưng tôi đã nghe danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, Thiền Lâm tự, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng… Vậy là tôi gật đầu cái rụp.

Du khách check in trước tượng Phật nhập Niết bàn, dài 25m, trong khuôn viên chùa Thiền Lâm.
Du khách check in trước tượng Phật nhập Niết bàn, dài 25m, trong khuôn viên chùa Thiền Lâm

Thăm Thiền Lâm - Gò Kén

Nằm cạnh quốc lộ 22B, giữa một vùng ruộng vườn khoáng đạt, chùa Thiền Lâm (tên chữ là Thiền Lâm Tự hay còn gọi là chùa Gò Kén) có diện tích gần 6.000m2, thuộc ấp Long Trung, phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh. Theo tư liệu của nhà chùa, Thiền Lâm Tự được xây dựng vào khoảng năm 1904. Vào năm 1926, Thiền Lâm tự được các ông Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc mượn làm nơi khai sinh ra đạo Cao Đài. Đây được xem là 3 kiến trúc tâm linh gần như thẳng hàng ở Tây Ninh, cùng với  Toà Thánh Tây Ninh và núi Bà Đen.

Bãi đậu xe khá rộng cạnh cổng chùa, dưới những tán cây râm mát. Quần thể chùa Thiền Lâm là sự kết hợp độc đáo giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, với lối kiến trúc vừa cổ kính, trang nghiêm, vừa phóng khoáng, hiện đại. Phía trước sân chùa là pho tượng Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Đi một đoạn phía bên tay phải giữa hồ sen là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ngự long cao hơn 30m, lớn bậc nhất miền Đông Nam Bộ. Những lối đi thoáng đãng giữa nhiều loài kỳ hoa dị thảo. Khuôn viên Thiền Lâm tự còn có pho tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m, cùng nhiều kiệt tác kiến trúc như: Bảo Tháp Xá Lợi cao 9 tầng, điện thờ Phật Di Lặc, cổng tam quan, vườn cảnh Lâm Tỳ Ni... vô cùng công phu, đẹp mắt.

Du khách xoay chuông kinh luân tại chùa Thiền Lâm.
Du khách xoay chuông kinh luân tại chùa Thiền Lâm

Chúng tôi hết sức ấn tượng với công trình 108 trụ chuông kinh luân tại Thiền Lâm tự. Theo giải thích của nhà chùa, kinh luân hay còn được gọi là bánh xe cầu nguyện, một trong những phương pháp thực hành tâm linh đơn giản và hiệu quả. Khi xoay trụ kinh luân theo chiều kim đồng hồ, ta sẽ nhận được những năng lượng từ trường an lành, tích cực, giúp thân tâm trở nên an lạc…

Nhìn trên bản đồ theo đường chim bay thì từ chùa Thiền Lâm đến Toà Thánh Tây Ninh là gần 5 cây số, đến đỉnh núi Bà Đen là 14,5 cây số. Chúng tôi lại tiếp tục hành trình…

ĐếnTòa thánh Tây Ninh

Xe chạy vừa phải giữa khung cảnh yên bình dọc Quốc lộ 22B, thoáng chốc Tòa thánh Tây Ninh hiển hiện trước mắt, trên đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành. Chị bạn giới thiệu, Tòa thánh Tây Ninh là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, vĩ đại nhất của đạo Cao Đài, hội tụ nhiều phong cách kiến trúc từ các công trình tôn giáo trên thế giới. Đây cũng là công trình thể hiện rõ tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên” của đạo Cao Đài.

Tòa thánh Tây Ninh
Tòa thánh Tây Ninh. Ảnh TL

Cổng vào ghi dòng chữ Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ. Chính diện Tòa thánh là hai lầu chuông vút lên giữa trời mây. Theo người hướng dẫn tại Tòa thánh, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (gọi tắt là Đạo Cao Đài) là một tôn giáo được sáng lập tại Việt Nam vào năm 1926, chọn Tây Ninh làm thánh địa. Đạo Cao Đài lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm, lấy phụng sự chúng sanh làm hành động. Giáo lý Cao Đài tổng hợp có sáng tạo tinh hoa của giáo lý Tam giáo (Nho, Lão, Thích) và Ngũ Chi (Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo).

Tòa thánh Tây Ninh có gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ, xây dựng trong 14 năm với những con đường rộng thoáng kết nối các điểm kiến trúc. Tòa thánh được coi là tổ đình, cơ sở thờ tự cấp Trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành.

Khuôn viên Toà thánh rộng gần 100ha, rợp mát bởi những vườn cây dầu, cao su cổ thụ. Đoàn chúng tôi hết sức thích thú khi bắt gặp những chú khỉ từ trong hàng rào vườn cây hồn nhiên đi ra vỉa hè, đùa giỡn thân thiện với du khách.

Các tín hữu đạo Cao Đài đang tham gia một buổi lễ tôn giáo.
Các tín hữu đạo Cao Đài đang tham gia một buổi lễ tôn giáo. Ảnh TL

Vi vu “Nóc nhà Nam bộ”

Rời Tòa thánh Tây Ninh, xe chúng tôi bon thẳng đến danh thắng núi Bà Đen (thuộc địa phận xã Thạnh Tây, thành phố Tây Ninh). Đây là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986m) được ví như “Nóc nhà Nam bộ”, nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh và du lịch quốc gia núi Bà Đen. Càng đến gần Bà Đen, chúng tôi càng choáng ngợp trước khung cảnh núi rừng trùng điệp, hòa điệu trong sương là những công trình cáp treo, đền chùa, tượng đá kỳ vĩ, do biết bao thế hệ dựng xây.

Chúng tôi mua vé đi cáp treo lên núi. Từ núi Bà Đen nhìn xuống là cả một vùng đồng bằng mênh mông bao phủ ngoại ô thành phố Tây Ninh. Ngay bên dưới cáp treo là những vùng cây cối, hoa cỏ hết sức lạ lùng, đẹp mắt. Chị bạn kiêm hướng dẫn viên cho biết, khu vực núi Bà Đen có “bạt ngàn” điện, chùa, miếu, tháp mang đậm đặc trưng văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Nam bộ, trải khắp từ chân núi, sườn núi, lên đến đỉnh. Đó là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn… Trên núi còn có nhiều động như Thanh Long, Ba Cô, Ba Tuần… Trời về chiều, nên chúng tôi quyết định chỉ ghé vài thắng cảnh gần điểm đến cáp treo.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghi ngự trên núi bà Đen.
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghi ngự trên núi bà Đen. Ảnh TL

Chúng tôi vào viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới đây nhất là khánh thành vào năm 1997. Đây là ngôi chùa có kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam. Theo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Tây Ninh, một trong những điều cuốn hút du khách đến ngọn núi này là sự tích huyền thoại về Bà Đen - Lý Thị Thiên Hương. Bà là con gái của ông Lý Thiện (quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn) và bà Đặng Ngọc Phụng (người gốc Bình Định). 

Truyền thuyết kể rằng, Bà Đen vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, văn hay võ giỏi và là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Trong một lần lên núi, Bà Đen bị nhóm kẻ xấu vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh với người yêu đang ngoài chiến trận, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết. Vì sự hiển linh của Bà Đen, Quốc công Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho Bà làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, tạc tượng để thờ ở núi Một, sau đổi tên thành núi Bà Đen, danh thắng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh.

Hoa trải tươi sắc dọc dài trên đỉnh Bà Đen.
Hoa trải tươi sắc dọc dài trên đỉnh Bà Đen

Về lại dọc đường, chị bạn bảo xe dừng một điểm bán hàng đặc sản Tây Ninh. Phong phú, chất lượng, chân phương, là nhận xét của nhiều người về đặc sản, cung cách làm du lịch của người Tây Ninh. Họ giản dị, nhẹ nhàng, không chút khách sáo, chèo kéo. Chị bạn nói: Hôm nay nhà mình mới “cỡi ngựa xem hoa” 3 danh thắng của Tây Ninh. Vậy là đạt mục tiêu “nội ngày”. Vùng đất này còn nhiều di tích, thắng cảnh nức tiếng. Lưu luyến hẹn một dịp khác sẽ đến và ở lại lâu hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Thời sự - PV - 19 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền bắc.
Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Hà Giang: Sắp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Thần tốc và quyết liệt (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình tổ đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng.
Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Cổ Am tự - Nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 2 giờ trước
Nét độc đáo ở Cổ Am tự không chỉ là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5m, là tượng Quan Âm 3 mặt lớn bậc nhất ở Nghệ An mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử …
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Bước tiến mạnh mẽ của vùng đất anh hùng

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 2 giờ trước
Gần 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025), huyện vùng cao Trà Bồng – nơi có hơn 70% dân số là đồng bào Cor – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống cách mạng, khai mở tiềm năng, bền bỉ dựng xây quê hương.
Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Lạng Sơn

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 15/4, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn.
Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Về Tuy Hòa thưởng thức món chả ram dông

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 2 giờ trước
Dông cát là một loài bò sát sống chủ yếu trên những triền cát nóng dọc ven biển miền Trung, đặc biệt nhiều ở Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Loài vật này có thân hình nhỏ nhắn, da màu nâu nhạt, điểm xuyến những hình đốm tròn màu đen và cam, thường sống trong các hang cát tự đào. Dông cát có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như “gà đồng” của vùng Duyên hải.
Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 656 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cho phép Bảo tàng tỉnh Hà Giang khai quật khảo cổ tại khu vực nền chùa cũ (chùa Ba Tự) thuộc thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, từ ngày 01/4/2025. Theo đó, Bảo tàng tỉnh Hà Giang phối hợp với cán bộ chuyên môn Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện tích 80m2.
Bộ Y tế yêu cầu xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế yêu cầu xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Bộ Y tế vừa yêu cầu xử lý một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm.