Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di sản tỏa sáng - Điều còn lại sau một cuộc Liên hoan

PV - 09:58, 16/09/2019

Trình diễn di sản văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng để di sản văn hóa có cơ hội được tỏa sáng. Sau Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do UBND tỉnh Tuyên Quang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức vừa qua, một lần nữa, bản sắc văn hóa có cơ hội được thăng hoa, lan tỏa và hiện hữu chân thực hơn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng hơn sau mỗi cuộc trình diễn, sau ánh đèn sâu khấu là di sản văn hóa đó đi vào đời sống xã hội như thế nào, ý thức của người dân trong việc giữ gìn văn hóa ra sao…?

Lễ cấp sắc của dân tộc Dao (tỉnh Tuyên Quang) trên sân khấu Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao (tỉnh Tuyên Quang) trên sân khấu Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong không gian rực rỡ sắc màu tại Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do UBND tỉnh Tuyên Quang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức, chúng ta dễ dàng nhận thấy sức hút đặc biệt của những di sản văn hóa phi vật thể. Từ Chầu Văn (Nam Định), hát Trống quân (Hưng Yên), múa Bồng (Hà Nội), hát Xoan (Phú Thọ), Dân ca Quan họ (Bắc Ninh), trò diễn Xuân Phả (Thanh Hóa)… đến múa trống Chhay-dăm (Tây Ninh), ca Huế (Thừa Thiên-Huế), Xòe Thái (Sơn La), Cồng chiêng Tây Nguyên (Đăk Nông) và đặc biệt, tỉnh Tuyên Quang với nhiều tiết mục, như: hát Then của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao… Mỗi tiết mục đều mang đến những dấu ấn riêng, cùng tổng hòa vào bức tranh đa sắc màu văn hóa.

Trên sâu khấu, dưới ánh đèn lung linh huyền ảo, di sản dường như đẹp đẽ hơn, tỏa sáng hơn. Thế nhưng điều làm nên sức sống, sự lan tỏa cho những di sản văn hóa ấy là những điệu múa, bài hát ấy được biểu diễn bởi nhiều nghệ nhân, diễn viên không chuyên, những diễn viên quần chúng –họ bước ra từ bản làng, mang theo niềm vui, niềm tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Và, bước ra sân khấu lớn, họ lại mang theo sức sống của di sản về bản làng. Bên cánh gà sân khấu, chúng tôi cảm nhận được sự háo hức của những diễn viên thôn bản, ánh mắt, nụ cười của họ toát lên niềm tự hào.

Tham gia đội văn nghệ thôn, bản nhiều năm và cũng từng biểu diễn trong một số chương trình văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, của huyện và một số tỉnh bạn, chị Quàng Thị Hường, dân tộc Thái, bản Chậu, phường Chiềng Cơi, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La cho rằng, mỗi lần được biểu diễn là mỗi lần mang đến cho chị nhiều cảm xúc. “Cứ mỗi lần mang điệu xòe dân tộc Thái đi biểu diễn là thêm một lần cho tôi tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình và có thêm động lực để bảo tồn, phát huy điệu múa của dân tộc. Tại thôn bản, chúng tôi thường xuyên múa xòe trong ngày lễ Tết, hội làng hay những dịp gặp mặt gia đình, dòng họ”.

Nếu ai đã từng xem múa trống Chhay-dăm (Tây Ninh) đều nhận thấy điệu múa ấy hay và đẹp bởi thứ dụng cụ, âm thanh dân dã. Các nghệ nhân biểu diễn chơi trống bằng nhiều phần cơ thể, tạo nên sự uyển chuyển. Và tại Liên hoan múa trống Chhay-dăm-một nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, nhưng chỉ ở Tây Ninh, vũ điệu này mới được nâng lên tầm cao hơn, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đã được thăng hoa trên sân khấu xứ Tuyên.

Các diễn viên không chuyên đến từ thôn, bản tham gia Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Các diễn viên không chuyên đến từ thôn, bản tham gia Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Lần đầu tiên tôi đến Tuyên Quang để tham gia biểu diễn múa trống Chhay-dăm. Tự hào lắm. Sau liên hoan, tôi sẽ tích cực truyền dạy cách làm trống, cách múa trống cho lớp trẻ tại địa phương. Từ lâu múa trống Chhay-dăm đã là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Tây Ninh nói chung, đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Ninh nói riêng. Không chỉ thế, tôi mong muốn, được truyền dạy cách múa trống cho các dân tộc anh em tại nhiều tỉnh, thành cùng tham gia”, ông Trần Văn Xén, nghệ nhân đến từ Tây Ninh tâm sự.

Đối với người dân, khi được hòa mình trong không gian văn hóa đó, đã cho họ cảm xúc, sự thích thú đặc biệt. Theo chị Nguyễn Thị Thanh Sơn (đến từ xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, Yên Bái), di sản văn hóa của mỗi dân tộc đều có cái hay và vẻ đẹp riêng, rất cần được phát huy trong đời sống hằng ngày.

Rõ ràng di sản là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, như Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã phát biểu tại Liên hoan: “Lịch sử và văn hóa nước ta không chỉ được lưu lại trong sử sách mà còn hiện diện trên mọi miền đất nước, cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa nghệ thuật to lớn… Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của một quốc gia mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu”.

Như vậy, sức sống, sự lan tỏa của di sản văn hóa sau mỗi đợt liên hoan, mỗi chương trình biểu diễn sau ánh đèn sâu khấu, để di sản văn hóa luôn hiện hữu trong đời sống thường nhật thì rất cần sự vào cuộc với một chiến lược, chính sách cụ thể, lâu dài của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

THANH HUYỀN - HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan

Chiều 7/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn về hợp tác song phương; đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, khẳng định trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của Quốc hội hai nước.
Độc đáo ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô ở Khánh Hòa

Độc đáo ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô ở Khánh Hòa

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Thanh Phong (tổng hợp) - 1 giờ trước
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.
Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chú trọng công tác giám sát trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời các dự án, nội dung của Chương trình, các địa phương cũng đặc biệt chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 7/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Trang phục và cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ linh Tráng sĩ - Bí ẩn mộ vua Đinh”.
Trao tặng quà cho người dân và học sinh xã vùng cao Phước Hà

Trao tặng quà cho người dân và học sinh xã vùng cao Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Vừa qua, Đoàn Thiện nguyện Ươm Mầm từ TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện Chương trình từ thiện xã hội “Phước Hà nắng vàng- Gieo hạt yêu thương- Ươm mầm hạnh phúc” tại xã vùng cao Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là hoạt động xã hội thiết thực hướng về đồng bào Raglay ở vùng căn cứ kháng chiến cũ, nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đồng Nai khởi công xây dựng “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Đồng Nai khởi công xây dựng “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Xã hội - Duy Chí - 3 giờ trước
Tại huyện Vĩnh Cửu, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng "xóa nhà tạm, nhà dột nát". Theo thống kê, toàn tỉnh Đồng Nai có 265 trường hợp cần được hỗ trợ.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bình Định: Lật xe khách trong đêm, 1 người tử vong, 9 người bị thương

Bình Định: Lật xe khách trong đêm, 1 người tử vong, 9 người bị thương

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Đêm 7/4, trên Quốc lộ 19C, đoạn qua thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 1 người tử vong và 9 người khác bị thương.
Chi Lăng (Lạng Sơn): Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi)

Chi Lăng (Lạng Sơn): Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi)

Tin tức - Văn Hoa - 4 giờ trước
Mới đây, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức chương trình cấp phát tiền mặt không điều kiện cho Nhân dân bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) tại tại 2 xã Quan Sơn và xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng.
Cá cóc Cao Bằng loài động vật chưa từng phát hiện trên thế giới

Cá cóc Cao Bằng loài động vật chưa từng phát hiện trên thế giới

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Cá cóc Cao Bằng được xác nhận là loài mới được tìm thấy tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Phát hiện này do các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tìm ra và đã được các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và cộng sự công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Alytes.
U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Ngày 07/4/2025 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ, trong hành trình của Đội tuyển U17 Việt Nam tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trong một trận đấu được dự đoán đầy khó khăn trước đương kim vô địch U17 Nhật Bản, các học trò của HLV Cristiano Roland đã thi đấu quả cảm và xuất sắc giành được trận hòa 1-1, mở ra cánh cửa tiến xa tại giải đấu và nuôi hy vọng giành vé tham dự FIFA U17 World Cup 2025.