Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dạy và học trực tuyến: Cô, trò đều có thể trở thành những nạn nhân của kẻ xấu

Hồng Phúc - 15:14, 29/09/2021

Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thay vì đến trường, học sinh tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà. Thế nhưng, ở nơi tưởng chừng như an toàn nhất lại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thương tích cho trẻ, nếu người lớn lơ là, bất cẩn.

 Hiện trường xảy ra vụ việc học sinh lớp 4 bị điện giật khi đang học trực tuyến. (Ảnh: Người dân cung cấp)
Hiện trường xảy ra vụ việc học sinh lớp 4 bị điện giật khi đang học trực tuyến. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Những tai nạn, sự cố luôn tiềm ẩn

Ngày 10/9, tại Hà Nội, sau khi kết nối cho con trai 10 tuổi học Online, người bố đi ra ngoài thì bé dùng que ngoáy tai bằng sắt, chọc vào đầu dây nguồn của máy tính xách tay rồi cầm cắm vào ổ điện và bị điện giật tử vong. Tai nạn thương tâm này cảnh báo cho phụ huynh và các thầy cô về việc bảo đảm an toàn khi học Online của con trẻ tại nhà.

Trên các nhóm mạng xã hội, nhiều học sinh và giáo viên bức xúc chia sẻ việc, có nhiều kẻ lạ thường xuyên quấy rối các lớp học Online bằng cách chửi bới tục tĩu, phát clip sex, vẽ bậy bài giảng... Thậm chí, nhiều nick name còn cho ID và mật khẩu lớp học một cách công khai để thuê, hoặc nhờ người vào tạo tên những thành viên trong lớp nhằm điểm danh hộ và trốn học.

Đây không phải trường hợp cá biệt, thầy trò ở bất cứ địa phương nào, cũng có thể trở thành những nạn nhân của những vấn nạn này, khi học sinh vẫn chưa thể tới trường học.

Bị phá rối trong giờ học không chỉ ảnh hưởng đến bài giảng, sự tập trung của thầy và trò, tiến độ của môn học, mà ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng tới cả giáo viên lẫn học sinh, khi luôn trong trạng thái tâm lý nơm nớp lo sợ. Bởi lẽ, việc học Online vốn đã hạn chế rất nhiều sự tương tác giữa thầy và trò, nay lại còn bị xen giữa bởi những nội dung xấu độc. Ở đây, học sinh và cả giáo viên đều là nạn nhân, nên cần phải trang bị những kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với mình trong dạy, học trực tuyến.

Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu cần bổ trợ kiến thức cho con ngoài giờ học Online ở lớp, nhiều trung tâm dạy thêm liên tục điện thoại chào mời phụ huynh với các khóa học thêm Online môn toán, văn, sinh, lý, hóa, tiếng Anh... Không ít người đã bị những trung tâm “ma” lừa đảo, khi chất lượng học tập khác hẳn quảng cáo, không phải là các thầy cô trường này trường kia dạy như cam kết, khi học kết nối mạng bị rớt mạng, gián đoạn liên tục.

Học trực tuyến không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ tai nạn thương tích, thông tin xấu độc, kẻ xấu trà trộn vào lớp học… mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, bệnh lý học sinh nếu thời gian học kéo dài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến 18 giờ ngày 19/9, có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh. Khi giãn cách kéo dài, học sinh hầu hết ở nhà, giờ học thì đối diện với máy tính, điện thoại; không giao tiếp, không trải nghiệm, không có bất cứ hoạt động tập thể nào, nên điều đáng lo nhất không phải là thiếu kiến thức, mà là sức khỏe, tâm lý cho con trẻ.

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương tháng 6/2021, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Những biểu hiện trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, rối loạn hành vi ở lứa tuổi học sinh thời Covid-19 đang ngày càng phổ biến. Nhưng các bậc phụ huynh hầu như chưa có kiến thức về điều này, thường lơ là, xem nhẹ các biểu hiện bệnh.

Một lớp học trực tuyến bị kẻ xấu phá rối lúc đang học
Một lớp học trực tuyến bị kẻ xấu phá rối lúc đang học

Đừng để con cô đơn khi học trực tuyến

Trong bối cảnh dạy học Online, không có kênh nào để tiếp cận trẻ em tốt hơn giáo viên. Vì thế, Bộ GD&ĐT cần trang bị cho giáo viên kỹ năng để họ vừa là người truyền đạt kiến thức, tư vấn tâm lý và hướng dẫn, kiểm tra học sinh về độ an toàn của các thiết bị dạy học, cũng như những phương pháp xử lý khi có sự cố xảy ra.

Theo ông Hà Duy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến Việt Sin (VsionGlobal), chuyên gia nghiên cứu công nghệ giáo dục cho rằng: Để hạn chế các đối tượng xấu có nhiều hành vi quấy rối, tấn công mạng gây mất an toàn cho học sinh và lo lắng của phụ huynh, thì Sở GD&ĐT nên có thông báo hướng dẫn, cách cài đặt phần mềm quét virus.

Đồng thời, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh không tải các phần mềm không đáng tin cậy, không trả lời Email hoặc nhấp chuột vào các đường link không rõ nguồn gốc, cài đặt phần mềm theo dõi và giám sát trẻ truy cập Internet.

Đặc biệt, cha mẹ học sinh nên chọn lọc các nội dung học trực tuyến chính thống từ Sở GD&ĐT công bố trên website, chứ không nên tùy tiện cho con học các lớp học thêm vì lo lắng con bị thiếu kiến thức.

Việc học Online đòi hỏi nhiều ở các em sự tự giác, sự kỷ luật, hay động lực học tập. Đây là những điều mà trước đó nhiều trẻ chưa hoàn thiện, nhưng các nguyên tắc của lớp học và giáo viên đã giúp trẻ xây dựng kỷ luật tốt hơn, thì nay, việc học một mình khiến mọi thứ thay đổi. Vì thế, nói học trực tuyến dễ dàng với các con là không đúng, nó đang gây trở ngại lớn về tâm lý, hành vi của con trẻ khi tất cả việc học chỉ được diễn ra qua màn hình.

Thế nên, thầy cô giáo và cha mẹ phải đồng hành cùng với con, không thể để con cô đơn. Cần phải chú ý khi trẻ có những khác lạ về tâm lý và sinh hoạt, như: Thay đổi tâm trạng rõ rệt, thường xuyên, khó quản lý cảm xúc hơn trước đây. Ngoài ra, các con cần hoạt động khác, vui chơi, sự tương tác để mang lại tinh thần tốt hơn. Có thể thấy, để việc học trực tuyến của trẻ hiệu quả, an toàn, phải cần sự chung tay từ nhiều phía.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học

Trong tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng năm 2025, các cơ sở đào tạo sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển cho một ngành/nhóm ngành đào tạo phải thực hiện quy đổi tương đương điểm trúng tuyển.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước

Thời sự - PV - 19:55, 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 15:18, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành Chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.