Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra việc tác động lên huyệt nằm dọc theo đường kinh mạch có thể giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và điều trị hiện tượng mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Việc xoa bóp, day ấn huyệt Ấn đường có thể giúp cải thiện trí nhớ, dịu tâm trí hay mệt mỏi mạn tính, cân bằng cảm xúc.
Quan sát màu sắc trên huyệt Ấn đường
Trung Y cho rằng, người bệnh có thể quan sát màu sắc trên huyệt Ấn đường để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong cuốn Hoàng đế nội kinh có đề cập đến cách nhận biết này như sau:
Màu đỏ: khi tác động, Ấn đường có hiện tượng đỏ lên và sắc nét thì đây là dấu hiệu chứng tỏ mỡ máu không được bình thường. Hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp và trúng gió
Màu trắng hoặc hơi vàng: biểu hiện của khí huyết không tốt, cơ thể suy nhược, tỳ vị không ổn. Khi ấn huyệt mà thấy hiện tượng chuyển sang màu trắng chứng tỏ người bệnh đang bị thiếu máu, có biểu hiện đầy hơi, bệnh ở đường tiêu hóa.
Màu xanh hoặc đen: có thể là do ứ đọng khí huyết, khi khí huyết không thông khi tác động Ấn đường có hiện tượng chuyển màu đen, biểu hiện của chức năng tim không tốt hoặc thiếu máu não.
Tác dụng của huyệt Ấn đường
Ấn đường có tác dụng quan trọng đối với cơ thể. Theo ghi chép từ sách Đông y cổ, Ấn đường là huyệt vị chữa các chứng đau đầu và giúp an định tâm thần, sáng mắt và thông mũi, hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan về xoang như nghẹt mũi, viêm xoang mũi...
Tác động vào huyệt Ấn đường với lực vừa phải không quá mạnh có công hiệu giúp tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn hơn. Khi đầu óc không tỉnh táo, hãy dùng ngón trỏ và ngón cái bấu da trên huyệt rồi kéo mạnh lên, ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác trướng trên huyệt nhưng một lúc sau sẽ hết. Người bệnh có thể cảm nhận rõ nhất là đỡ mỏi mắt. Hơn nữa, nếu thường xuyên day bấm huyệt còn kích thích não bộ, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu.
Điều cần lưu ý là, trước khi tiến hành, cần tập trung tối đa, dùng ngón giữa nhấn vào huyệt kết hợp với hít thở sâu và thư giãn.
Nên xoa, day huyệt Ấn đường đều đặn mỗi ngày. Thực hiện trong khoảng 20 - 30 ngày để cảm nhận hiệu quả điều trị. Phương pháp day bấm huyệt đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì.
Với người có bệnh nền, khi thực hiện day bấm huyệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Cách day bấm thế nào?
Huyệt Ấn đường nằm trên đường thẳng nối 2 đầu lông mày, người bệnh xác định điểm chính giữa, nơi giao với đường thẳng trên sống mũi.
Cách thực hiện:
Day, ấn, hoặc gõ huyệt ấn đường bằng ngón tay cái trong 1 - 3 phút.
Dùng ngón tay cái ấn huyệt và từ từ vuốt sang 2 bên thái dương, thực hiện khoảng 30 lần thì kết thúc.
Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay phải bấu trên da vị trí huyệt Ấn đường. Tiến hành nhéo mạnh lên mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần véo khoảng 50 cái.
Người bệnh cũng có thể tự day ấn huyệt Ấn đường hàng ngày 1 - 2 lần hoặc mỗi khi xuất hiện cơn đau nhức.
Cách khác: Khi thực hiện bấm huyệt cần ở trong tâm thế thoải mái nhất, đặt lòng bàn tay ra trước mũi. Nghiêng đầu ra phía trước và dùng ngón tay giữa chạm vào huyệt Ấn đường. Để nguyên tư thế trong vòng 5 phút.
Cũng có thể để ngón tay giữa trên tay trái duỗi thẳng, các ngón tay còn lại để cong. Sau đó đặt bụng ngón tay giữa ngang với lông mày và miết nhẹ xung quanh/.