Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi là đầu tư phát triển bền vững đất nước”

Nhóm Pv - 14:24, 04/12/2020

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020, diễn ra ngày 4/12/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội

Đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng

Dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên BCH Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động, trí thức văn nghệ sỹ, nghệ nhân, doanh nhân, Người có uy tín, các vị đại biểu khách quý trong nước và quốc tế và 1592 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS trên cả nước về dự Đại hội...

Với chủ đề “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Đại hội cũng là diễn đàn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các DTTS dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II khai mạc Đại hội
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II khai mạc Đại hội

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II nhấn mạnh: Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước, chúng ta long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt sinh động nhất về sự đoàn kết các dân tộc, như cây một cội, như con một nhà.

Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II là diễn đàn giao lưu, trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào DTTS, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Niềm tin được nhân lên gấp bội khi mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65- KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH 14 phê duyệt Đề án Tổng thể  và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021-2025 là hơn 130.000 tỷ đồng. Đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực, với trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân; phát triển văn hóa thông tin và du lịch;  đảm bảo quốc phòng, an ninh đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS và miền núi vững mạnh; đặc biệt là giải quyết những vấn đề cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân. Thu hẹp dần khoảng cách so với vùng phát triển, giảm dần tiến tới không còn xã, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vào năm 2030.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II trình bày Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II trình bày Báo cáo Chính trị tại Đại hội

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 trình bày Báo cáo Chính trị. Báo cáo nhấn mạnh: Mười năm qua, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật mang dấu ấn lịch sử, huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ Nhất, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Sự nghiệp phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; đời sống của đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đồng bào tích cực hưởng ứng và đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi đã có những đổi thay đáng khích lệ.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; văn hóa thông tin, truyền thông ở vùng DTTS và miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển về cả số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; đồng bào được tiếp cận với các dịch vụ công thuận lợi hơn. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống cùng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng toàn dân không ngừng được củng cố và tăng cường, tiềm lực quốc phòng vùng DTTS và miền núi được nâng lên; thế trận lòng dân nhất là vùng biên giới được xây dựng vững chắc cùng với quân và dân cả nước bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng DTTS và miền núi được chú trọng, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới; đồng thuận xã hội được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng vững chắc hơn, đủ "sức đề kháng" với mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua chính mình để hòa nhập và phát triển cùng với đất nước; tiếp tục đóng góp công sức cùng với quân và dân cả nước xây dựng và bảo vệ “non sông gấm vóc Việt Nam” ngày càng tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.

Sau 10 năm, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, nhất là địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn, đạt được kết quả rất quan trọng; cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững hơn.

Mặc dù nguồn lực nhà nước còn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương; các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho vùng DTTS và miền núi. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và nguồn ngân sách đầu tư công tập trung xây dựng hàng vạn công trình đường, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… ở vùng DTTS và miền núi; làm cho bộ mặt nông thôn miền núi đã có bước phát triển mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng đồng bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Bên cạnh những kết quả quan trọng toàn diện nêu trên, Báo cáo Chính trị tại Đại hội cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về công tác dân tộc và thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội lần thứ Nhất. Cụ thể như:

Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung chưa được như mong muốn. So với sự phát triển chung của cả nước và ở từng địa phương, đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, KT-XH phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng; khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội còn thấp; tình trạng di cư tự phát chưa được giải quyết hiệu quả; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở nhiều nơi chưa ngang tầm với nhiệm vụ; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chưa đạt theo quy định, có xu hướng giảm; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan còn diễn ra ở một số địa phương; vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, tình trạng xây dựng nhiều công trình thủy điện nhỏ, chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quyét, sạt lở đất nghiêm trọng ở vùng DTTS và miền núi.

Trong khuôn khổ Đại hội, các đại biểu đã nghe tham luận về kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; những cá nhân, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Cùng đó là những tâm tư, tình cảm của đồng bào các DTTS gửi tới Đại hội.

Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh của dân tộc

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh của đại dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm hướng đến đồng bào các dân tộc anh em mà Bác Hồ đã dặn, có hai điều quan trọng nhất mà chúng ta không được phép quên, đó là “đoàn kết các dân tộc và nâng cao thực chất đời sống của đồng bào”.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng DTTS và miền núi, chiếm 71,4% tổng chi cho các nhiệm vụ này của cả nước, chiếm 80% tổng chi giảm nghèo của vùng DTTS và miền núi. Các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS được quan tâm bảo tồn và phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho con cháu mà còn là một tài nguyên mới cho sự phát triển, nhất là du lịch.

“Niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước được củng cố và tăng cường hơn. Nhìn một cách tổng quát, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS chưa bao giờ được khởi sắc như ngày nay” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng khẳng định, chúng ta không chỉ nhìn thấy các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã chăm lo cho đồng bào các dân tộc, mà chúng ta còn thấy đồng bào các dân tộc đã góp phần rất to lớn vào những thành quả phát triển vĩ đại của đất nước xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, và gần đây nhất là thành quả của gần 35 năm đổi mới đất nước. Trong hòa bình, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều hình thức vinh danh những Người có uy tín trong đồng bào DTTS-đó là những đại diện tiêu biểu nhưng vẫn chưa đủ để đánh giá hết những đóng góp xuất sắc của đồng bào các DTTS cho sự phát triển của bản làng, quê hương, đất nước. Đây không phải là thành quả riêng lẻ của từng dân tộc, nó là sự kết tụ và giao hòa, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn máu thịt giữa các dân tộc anh em đồng bào - đồng chí - đồng nghĩa - đồng cảm, “tình đồng chí, nghĩa đồng bào”.

Có thể khẳng định, đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh của đại dân tộc Việt Nam. “Khi riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng là đại dương”, chỉ khi cùng nắm chặt tay nhau tiến lên - 54 dân tộc anh em Con Lạc - Cháu Rồng, chúng ta sẽ xây dựng được một quốc gia hùng mạnh” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Nhấn mạnh cộng đồng các DTTS là một bộ phận không thể tách rời và là “máu-thịt” của dân tộc Việt Nam, “no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau”, Thủ tướng cho rằng, đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi là đầu tư phát triển bền vững đất nước, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; là yếu tố có tính nền tảng để bảo đảm đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc

Trên tinh thần đó, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, thực hiện phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho đồng bào DTTS; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với mặt bằng chung cả nước.

“Tôi mong muốn đồng bào DTTS của chúng ta dù khó khăn vất vả đến đâu cũng phải ưu tiên thời gian và tiền của, tạo mọi điều kiện để cho con em chúng ta được đến trường, được vui chơi, được học hành đến nơi, đến chốn. Chỉ có giáo dục mới là con đường duy nhất đưa bản làng, quê hương, đất nước chúng ta phát triển giàu mạnh được. Trong tương lai, ngày mai tươi sáng phụ thuộc vào những gì chúng ta chuẩn bị trong ngày hôm nay. Chúng ta hãy cùng vun đắp khát vọng vượt khó vươn lên, phấn đấu làm giàu chính đáng, ngay trên mảnh đất quê hương mình” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.

Chúng ta phải cùng nhau tiếp tục xây dựng, vun đắp cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trường tồn mãi mãi. Như Bác Hồ kính yêu từng dạy: “Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa”. Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được bao thế hệ cha anh bền bỉ xây dựng, vun đắp, bằng mồ hôi, công sức; bằng sự nhọc nhằn, hy sinh; bằng ý chí, sức mạnh và niềm tin của lòng dân. - Thủ tướng bày tỏ.

“Bởi vậy, tôi rất kỳ vọng gần 1.600 đại biểu ưu tú của 54 dân tộc anh em, từ mọi miền của đất nước hội tụ về Đại hội hôm nay sẽ lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc lên tầm cao mới; truyền cảm hứng, kết nối đồng bào các DTTS cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đồng lòng chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển cường thịnh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu”. - Thủ tướng kỳ vọng và chúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam ta ngày càng vững mạnh: “Cơ đồ đất nước, vinh quang tổ quốc đời đời thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam ta”.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Nhân dịp này Chủ tịch Nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục cập các nội dung của Đại hội...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tạo điều kiện cho cán bộ từ Gia Lai mua nhà ở xã hội sau sáp nhập

Bình Định: Tạo điều kiện cho cán bộ từ Gia Lai mua nhà ở xã hội sau sáp nhập

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa giới thiệu 1.488 căn nhà xã hội đang còn trống tại 7 dự án nhà ở xã hội đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị tại tỉnh Gia Lai.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (14 và15/6), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 4 giờ trước
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 18:01, 14/06/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Pháp luật - Minh Nhật - 18:01, 14/06/2025
Phạm Công Lộc - kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng, bị Công an Đà Nẵng bắt giam.
Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Tin tức - Minh Nhật - 17:08, 14/06/2025
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, đồ uống có đường sẽ chịu thuế 8% từ năm 2027, năm 2028 lên 10%; áp thuế tuyệt đối với thuốc lá; rượu - bia lộ trình tăng từ 35-90%...
Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 16:39, 14/06/2025
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025, tỉnh Ninh Thuận triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn. Sau 5 năm triển khai Dự án 8, tỉnh Ninh Thuận đã đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Tin tức - Minh Anh - 13:29, 14/06/2025
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I từ 2021-2025, tỉnh Điện Biên huy động được 52.842 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương là 52.450 triệu đồng và ngân sách địa phương là 392 triệu đồng. Kết quả giải ngân đạt 41.297 triệu đồng, tương đương 78% kế hoạch vốn giao.