Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đất ngoại thành Hà Nội rục rịch tăng giá

PV - 10:30, 22/10/2021

Nhiều nhà đầu tư, môi giới bất động sản đã tìm đến các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn để tìm hiểu về đất đai.

Với lợi thế có hồ Đồng Đò, đất khu vực xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) được giới đầu tư quan tâm khi du lịch sinh thái khá phát triển
Với lợi thế có hồ Đồng Đò, đất khu vực xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) được giới đầu tư quan tâm khi du lịch sinh thái khá phát triển

Tại báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 mới đây, UBND TP Hà Nội cho biết sẽ xây dựng, trình phê duyệt quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh nằm ở phía Bắc thủ đô lên thành phố.

Thông tin về đề xuất quy hoạch 3 huyện ngoại thành Hà Nội lên thành phố ngay lập tức nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, trong đó có giới kinh doanh bất động sản. Ngay khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch, nhiều nhà đầu tư, môi giới bất động sản đã tìm đến các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn để tìm hiểu về đất đai. Giá đất các khu vực này cũng có dấu hiệu nhích lên.

Tại xã Minh Trí - huyện Sóc Sơn, khu vực gần hồ Đồng Đò - đang được giới đầu tư chú ý. Họ săn tìm đất bán lại cho người có nhu cầu đầu tư làm du lịch sinh thái. Cạnh đó là một sân golf khá nổi tiếng cũng tạo thêm sức hút cho bất động sản tại đây. Hiện một lô đất phục vụ nhu cầu đầu tư, xây dựng nhà xưởng, nhà vườn sinh thái, làm homestay ở đây được chính chủ rao bán với giá 4 triệu đồng/m2, tăng khoảng 1 triệu đồng so với trước.

Trong số 3 huyện đang có đề xuất quy hoạch lên thành phố, Đông Anh là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao vượt trội, diện mạo của huyện này thay đổi rõ rệt nhờ sự bứt phá về hạ tầng giao thông. Bất động sản ở huyện Đông Anh được hưởng lợi và liên tục tăng giá nhờ giao thông thuận tiện, di chuyển từ nội đô bằng cầu Nhật Tân hoặc cầu Thăng Long.

Một số khu vực ven sông Hồng trước đây giá dao động từ 17-18 triệu đồng/m2, nay đã lên đến 30 triệu đồng/m2. Một số nơi tại xã Xuân Canh (huyện Đông Anh) giá cũng tăng lên 35-38 triệu đồng/m2, cao hơn từ 10-15 triệu đồng/m2 so với trước. Bên cạnh đó, bất động sản tại huyện Mê Linh cũng khởi sắc ngay từ đầu năm 2021 với thông tin hàng loạt "ông lớn" triển khai dự án trên địa bàn huyện.

Anh Trần Văn Nguyên, một người môi giới bất động sản khu vực ngoại thành Hà Nội, cho biết lượng khách hàng quan tâm đến bất động sản tại 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh tăng lên trong thời gian gần đây, đặc biệt sau giãn cách xã hội và xuất hiện thông tin về đề xuất quy hoạch lên thành phố. Theo anh Nguyên, giá đất ở một số khu vực đã nhích lên nhưng hầu hết nhà đầu tư chỉ đang thăm dò, nghe ngóng thêm thông tin về quy hoạch trước khi quyết định "xuống" tiền.

Thị trường bất động sản tăng nhiệt khi xuất hiện các thông tin về quy hoạch là điều đã từng xảy ra thời gian qua. Bất động sản ở huyện Đông Anh hồi đầu năm 2021 cũng đã tăng nhiệt khi có thông tin về quy hoạch phân khu sông Hồng. Trong một hội thảo gần đây về thị trường bất động sản sau dịch COVID-19, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đã nhấn mạnh việc giá đất nền tăng nóng ở một số địa phương thời gian qua là do một số nhóm nhà môi giới, đầu cơ, kích cầu. Chính vì vậy, giá đất cũng đã nhanh chóng hạ nhiệt.

Lần này, các chuyên gia cũng cảnh báo các thông tin về quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn lên thành phố chỉ mới là đề xuất, do đó cần cẩn trọng để không tạo ra các cơn "sốt" đất ảo.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, nhận định thông tin đề xuất quy hoạch 3 huyện của Hà Nội lên thành phố có những điểm tương đồng với việc TP Hồ Chí Minh sáp nhập 3 quận để thành lập TP Thủ Đức. Theo ông Khương, khi xuất hiện các thông tin về hạ tầng giao thông, xây dựng khu đô thị thì giá đất các khu vực lân cận sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, ông cho rằng nhà đầu tư cần tính toán giá trị tăng đó so với thời gian có đáp ứng được như kỳ vọng hay không. Ngoài ra, khi chưa nắm rõ thông tin về quy hoạch thì nhà đầu tư cần cân nhắc, lưu ý đến vấn đề quản trị rủi ro, thận trọng vấn đề pháp lý.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, cho rằng việc quy hoạch một quận, huyện lên thành phố cần có lộ trình, không thể một sớm một chiều, trong khi trên thực tế không ít cá nhân lợi dụng các thông tin về quy hoạch chưa rõ ràng để đầu cơ, thổi giá bất động sản. Luật sư Bình khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ về quy hoạch, tránh sập bẫy thông tin của các nhóm môi giới, đầu cơ đất./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn (từ ngày 6 - 8/6), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 1 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 2 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 4 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - L.Minh - 5 giờ trước
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Sự kiện - Bình luận - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Chiều nay, ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và cũng được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.