Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Dân ở nhiều vùng miền núi khó khăn nhưng cán bộ lại “rất khá”

PV - 16:39, 30/09/2020

“Dân ở nhiều địa phương miền núi khó khăn nhưng cán bộ cấp huyện thì rất khá, thậm chí cán bộ lãnh đạo còn dùng phương tiện phục vụ cá nhân sang trọng hơn cán bộ nơi khác. Chúng tôi nhìn thấy nhiều”.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu kết luận tại Phiên thảo luận.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu kết luận tại Phiên thảo luận.

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 18, sáng 30/9, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Qua hỗ trợ do Covid-19 mới thấy ai nghèo thật!

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,37%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%.

Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hồ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao và tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%. Bên cạnh đó, có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đạt 12,5% và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến cuối năm nay khoảng 32 huyện thoát khỏi huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên làm việc sáng 30/9
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên làm việc sáng 30/9

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung khẳng định kết quả thực hiện Nghị quyết 76 là tích cực. Chúng ta chưa bằng lòng với những gì đã đạt được nhưng quốc tế đánh giá Việt Nam là gương sáng trong giảm nghèo.

Ông Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận việc phấn đấu giảm nghèo bền vững là rất khó khăn, tình trạng tái nghèo, tái cận nghèo còn cao và thực tế còn tình trạng mâu thuẫn là ở một số huyện, tỉnh nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo phát sinh thấp hơn một số tỉnh kinh tế khá giả.

“Có nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân cơ bản là việc tách hộ để được hưởng chính sách nghèo, cận nghèo, rồi giải quyết nhà ở, đất ở. Phải thẳng thắn với nhau là còn tình trạng trục lợi” – Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhấn mạnh và phân tích nguyên nhân “một số địa phương theo bài cũ bình xét hộ cận nghèo, hộ nghèo có ưu ái”.

“Dịch Covid-19 vừa qua cho ta nhiều bài học quý khi thực hiện gói hỗ trợ đã phát hiện ra nhiều sai sót. Phát tiền mới thấy người này, người kia có nghèo đâu, khi đó mới thật” – ông Đào Ngọc Dung nói.

Thay mặt cơ quan thẩm tra phát biểu, ông Nguyễn Hoàng Mai- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết 76, trong đó chủ đạo là tinh thần chuyển sang tiếp cận nghèo đa chiều, hỗ trợ có điều kiện. Sau 5 năm thực hiện, 2/3 chỉ mục tiêu cụ thể đã đạt được, bước đầu tích hợp được các chính sách, tăng nguồn lực, từng bước bỏ dần chính sách cho không và thay bằng hỗ trợ có điều kiện. Đối tượng cũng tập trung vào đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế. Trong đó có những vấn đề mà báo cáo các giai đoạn đều lặp lại là kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và sự trông chờ ỷ lại vẫn lớn.

“Chuẩn nghèo có nhiềm điểm chưa phù hợp thực tế. Hiện nay đạt chỉ số giảm nghèo nhưng là con số vượt qua chuẩn nghèo chứ không phải vượt qua tình trạng nghèo, đó là lý do mà báo cáo đánh giá là giảm nghèo chưa bền vững” – ông Nguyễn Hoàng Mai nói, đồng thời kiến nghị Chính phủ khi xây dựng Nghị quyết mới trình Quốc hội cho giai đoạn tới cần tiếp tục tinh thần cốt lõi của Nghị quyết 76 là áp dụng nghèo đa chiều, hỗ trợ có điều kiện, gắn đối tượng địa bàn, thời gian thu hưởng, khuyến khích vượt nghèo, bố trí nguồn lực; không có chồng lấn chính sách.

Vốn ít mà còn rơi rớt, phân tán thì hiệu quả không cao

Phân tích sâu hơn về thực hiện Nghị quyết 76, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội cho biết, nguồn lực chủ yếu vẫn là từ ngân sách Trung ương, nhưng quá trình triển khai bố trí chậm, chủ yếu vào cuối năm và cuối giai đoạn. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện, song báo cáo lại cho thấy kết quả giảm nghèo khá nhanh. Do đó Chính phủ cần đánh giá sâu hơn để từ đó rút kinh nghiệm cho giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, câu chuyện phân cấp, phân quyền hay trao quyền cũng phải lưu ý, nhất là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương để tránh “cứ nói giao tỉnh rồi giao huyện nhưng huyện chưa muốn thoát nghèo, xã cũng thế, rồi một bộ phận người dân cũng chưa muốn thoát nghèo”.

Tương tự về chuẩn nghèo, phải phân tích khả năng đáp ứng của người dân, của địa phương rồi còn lại Nhà nước hỗ trợ chứ không thể Nhà nước lo tất để rồi hết giai đoạn, khi điều chỉnh chuẩn nghèo lại quay lại con số tỷ lệ nghèo ban đầu.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thì nhấn mạnh, việc có các chương trình như giảm nghèo bền vững, nông thôn mới... với nguồn lực lớn, được sự quan tâm của cả hệ thống và tập trung vào vùng lõi là miền núi và nông thôn là thuận lợi. Tuy nhiên sự phối hợp để các chương trình về đến địa phương thì thống nhất lại không đơn giản. Do đó cần khách quan để đi chặng đường tiếp theo.

Từ phân tích trên, vị đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị bổ sung cụm từ về trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai, phối hợp để tránh thích thì làm và làm sai thì phải xử lý để chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành có điểm nhấn, có hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Thanh đề nghị quan tâm phân bổ nguồn lực để đến tay người nghèo
Bà Nguyễn Thị Thanh đề nghị quan tâm phân bổ nguồn lực để đến tay người nghèo

Góp ý vào báo cáo, bà Nguyễn Thị Thanh – Phó trưởng Ban công tác đại biểu cho rằng nguồn lực cho các chương trình là khá lớn dù địa phương nói chưa đáp ứng như mong muốn. Tuy vậy, nguồn lực này đến với người nghèo lại còn có khoảng cách vì sự mamh mún, phân tán, nằm ở khâu trung gian.

“Đi cơ sở thấy nguồn lực nằm ở khâu trung gian thì hiệu quả đầu tư có mức độ, có dự án hiệu quả không cao. Dân ở nhiều địa phương miền núi khó khăn nhưng cán bộ cấp huyện thì rất khá, thậm chí cán bộ lãnh đạo còn dùng phương tiện phục vụ cá nhân sang trọng hơn cán bộ nơi khác. Chúng tôi nhìn thấy nhiều” – bà Nguyễn Thị Thanh lưu ý và đề nghị quan tâm phân bổ nguồn lực vì đã ít rồi mà còn rơi rớt, phân tán nơi này nơi kia, khâu này khâu kia rồi với cách làm cũ thì các nhiệm kỳ vẫn phải tiếp tục đi lo.

Phát biểu làm rõ thêm, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung khẳng định những thành công của hôm nay là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống và xã hội chứ mình cơ quan chủ quản không thể làm được. Ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân có chuyển biến.

“Mong muốn nhiều người thoát nghèo phải trên cơ sở thực tiễn vì đất nước còn nhiều khó khăn. Hôm nay thoát nghèo rồi nhưng sau một trận mưa bão, chết mấy con bò, con trâu lại nghèo. Chống đói nghèo thì chúng ta phải kiên trì”’ – ông Đào Ngọc Dung nói./.

Nhiều ý kiến đề nghị tách trường hợp khó có khả năng thoát nghèo như người già cô đơn, tàn tật... để có chính sách riêng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết cũng đã tính chuyển đối tượng “nghèo kinh niên” sang diện bảo trợ xã hội và khi sửa Nghị định 136 cũng phải cân nhắc vấn đề này. Tuy nhiên, tách ra không phải là Nhà nước đảm bảo tất cả mà phải có xã hội hoá để chăm lo.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.