Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững

Lê Hường (thực hiện) - 17:41, 24/03/2023

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Với 18 hoạt động chính, trong đó có nhiều chương trình, sự kiện quảng bá cà phê Đắk Lắk, tôn vinh người trồng, người chế biến, doanh nghiệp và nhà xuất khẩu cà phê. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về thực trạng, những định hướng trong việc phát triển cà phê tại Đắk Lắk.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk

PV: Thưa ông, chuỗi sự kiện diễn ra tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 có nhiều chương trình giới thiệu, quảng bá về cà phê Đắk Lắk, ông có thể thông tin khái quát về thực trạng phát triển của ngành cà phê Đắk Lắk hiện nay?

Ông Nguyễn Hoài Dương: Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước, với diện tích 213.000 ha cà phê, sản lượng 558.000 tấn. Đến nay, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hơn 80 thị trường trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 900 triệu USD, chiếm trên 55% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê.

Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là nông hộ với 85%, số còn lại do công ty và HTX quản lý đã hình thành vùng chuyên canh. Có khoảng 20% hộ dân sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, RA, FLO và cà phê đặc sản, với quy mô diện tích khoảng 66.000 ha chiếm trên 30% diện tích và 223.000 tấn, chiếm 40% về sản lượng.

Hiện nay, tỉnh đang tích cực triển khai kế hoạch tái canh đối với diện tích cà phê cho năng suất kém, già cỗi, sâu bệnh và chuyển đổi những diện tích cà phê không phù hợp với quy hoạch sang trồng cây ăn quả.

Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk
Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk

PV: Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển cà phê theo hướng xanh và bền vững, quan điểm, định hướng của tỉnh về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoài Dương: Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam, diện tích cà phê lớn nhất cả nước, năng suất, chất lượng cao và cây cà phê Đắk Lắk hiện nay, chủ yếu được trồng ở vùng Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.

Phát triển cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững được xem là định hướng quan trọng cho sản xuất, chế biến, bảo quản góp phần quan trọng nâng cao giá trị ngành hàng cà phê của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, HTX và doanh nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo.

Sản xuất cà phê theo hướng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc liên kết theo chuỗi giá trị, trên cơ sở hình thành các HTX trong chuỗi ngành hàng cà phê gắn với các chương trình dự án, như chương trình cà phê cảnh quan; đề án cà phê chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu; đề án cà phê đặc sản và đề án cà phê bền vững của tỉnh...

Mục tiêu của các chương trình này, là nâng cao chất lượng, giảm phân hóa học, thuốc trừ sâu, nâng cao tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, tăng thảm phủ theo hướng bền vững bảo vệ tài nguyên đất và nước, giảm phát thải đáp ứng tiêu chí tăng trưởng xanh và bền vững.

Tỉnh Đắk Lắk xác định, tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Tăng trưởng xanh gắn liền với mục tiêu nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kinh, đây là xu hướng bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai.

PV: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cũng có nhiều sự kiện tôn vinh, đã góp phần quảng bá, tôn vinh người trồng, người chế biến, doanh nghiệp và nhà xuất khẩu cà phê, ông đánh giá thế nào về kết quả từ các hoạt động của Lễ hội ?

Ông Nguyễn Hoài Dương: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 nhằm mục đích tôn vinh cây cà phê, qua đó phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả về kinh tế của ngành Cà phê nói chung, cà phê Đắk Lắk nói riêng. Đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu thương hiệu, xuất xứ hàng hóa chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”.

Theo đó, Lễ hội đã hoàn thành rất tốt mục đích về quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Tại Lễ hội người nông dân đã được trao đổi học hỏi kinh nghiệm với nhau, với các doanh nghiệp và nhà khoa học để nâng cao kiến thức về sản xuất, tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, Lễ hội cũng đã giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động lễ hội, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.

Đặc biệt là Hội nghị kết nối giao thương; Hhội thảo ngành hàng cà phê sát với thực tiễn sản xuất đã đưa ra giải pháp cho cả ngành hàng cà phê Việt Nam hội nhập quốc tế. Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX, cá nhân làm cà phê đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, khẳng định thương hiệu cà phê Đắk Lắk, nâng tầm cà phê Việt Nam, từng bước chính phục các thị trường khó tính.

Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản là một trong những hoạt động chính nhằm tôn vinh người pha chế cà phê
Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản là một trong những hoạt động chính nhằm tôn vinh người pha chế cà phê

PV: Kết quả đạt được từ Lễ hội Cà phê năm nay, có ý nghĩa thế nào đối với định hướng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp của Đắc Lắk, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoài Dương: Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội lần này đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành Cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân trong nước và quốc tế. Các hoạt động tại Lễ hội lần này từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. 

Từ Lễ hội cho thấy, dù ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Đắk Lắk đã nỗ lực biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển dựa vào những lợi thế, tiềm năng của địa phương...

Để làm được điều này, Sở đã chủ động xây dựng và ban hành Chương trình công tác số 214/CTr-SNN ngày 18/1/2023 với tổng số 130 nhiệm vụ, trong đó 2 nhiệm vụ thẩm quyền HĐND, 69 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và 59 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời đã phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. 

Đặc biệt, quán triệt, cụ thể hóa các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh để xây dựng ngành nông nghiệp sinh thái xanh, nông nghiệp hiện đại, nông dân văn minh, lấy nông dân là trung tâm, xây dựng nông thôn là nền tảng, phát triển nông nghiệp là động lực.

Ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nhằm xác định rõ hơn các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của từng địa phương và của tỉnh; tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với cơ sở chế biến để tiêu thụ có hiệu quả nông sản chủ lực của tỉnh, nhất là xuất khẩu chính ngạch ra thị trường thế giới; tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, dự án của Trung ương và địa phương liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, tận dụng nguồn lực khối công và khối tư để thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Ngành cũng tập trung triển khai ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả công nghệ thông tin, nhất là chuyển đổi số trong nông nghiệp để hỗ trợ, phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp được tốt nhất.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2023, diễn ra vào sáng 29/9. Theo đó, mức tăng trưởng GDP quý III năm 2023 cao hơn cùng kỳ các năm 2020 - 2021 nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm còn lại giai đoạn 2011 - 2023. Điều này cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực vượt khó để lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23:19, 01/10/2023
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 23:03, 01/10/2023
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 22:52, 01/10/2023
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:50, 01/10/2023
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 22:34, 01/10/2023
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 22:32, 01/10/2023
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - Tào Đạt - 18:02, 01/10/2023
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 09:41, 01/10/2023
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tin tức - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:29, 30/09/2023
Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.