Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển mạnh mẽ

Lê Hường (thực hiện) - 4 giờ trước

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 24 - 25/10 tại TP.Buôn Ma Thuột. Trước thềm sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kính, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk về công tác chuẩn bị và kỳ vọng mà Đại hội đặt ra.

Ông Nguyễn Kính, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk
Ông Nguyễn Kính, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

PV: Xin ông chia sẻ những kết quả nổi bật ghi nhận từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, những kinh nghiệm được rút ra trong công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024?

Ông Nguyễn Kính: Thực hiện Công văn của Ủy ban Dân tộc, các Chỉ thị, quyết định, kế hoạch của tỉnh về việc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024; Tỉnh cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS của tỉnh lần thứ IV năm 2024; đồng thời giao Ban Dân tộc tỉnh là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS của tỉnh.

Theo đó, toàn tỉnh Đắk Lắk có 15/15 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV, năm 2024. Các huyện, thị xã, thành phố cũng thành lập 15 Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện. Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh, tổ chức họp phiên thứ Nhất chọn huyện Buôn Đôn và Krông Năng tổ chức đại hội điểm. Đồng thời, hành lập 3 Tổ kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội. Đại hội cấp huyện được tổ chức từ ngày 16/6, đến ngày 28/8 đảm bảo đúng tiến hộ, thời gian theo kế hoạch.

Theo đó, Đại hội cấp huyện có 2.248 đại biểu, trong đó 130 đại biểu đương nhiên; 420 đại biểu được chọn cử từ các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện; 1.698 đại biểu chọn cử từ các phường, xã, thị trấn. Các đại biểu dự Đại hội đều được UBND cấp xã, các cơ quan, ban, ngành cấp huyện tổ chức hiệp thương chọn cử đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đáp ứng tiêu chuẩn, cơ cấu đề ra. 100% đại biểu được Tiểu ban Tổ chức nhân sự cấp huyện, phối hợp với công an các huyện, thị xã, thành phố rà soát đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, lối sống, qua rà soát có 01 đại biểu đưa ra khỏi danh sách.

Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện cũng đã cử chọn 187 đại biểu chính thức dự đại hội cấp tỉnh, với 24 thành phần dân tộc. Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 30 cá nhân; Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 44 cá nhân; Chủ tịch UBND cấp huyện tặng Giấy khen cho 190 tập thể, 334 cá nhân.

Các văn bản, tài liệu phục vụ Đại hội đều được Ban Chỉ đạo Đại hội cấp huyện thực hiện bảo đảm theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh, đều lấy ý kiến góp ý của thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội cùng cấp, Ban Tuyên giáo Huyện ủy thẩm định, Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh xem xét, có ý kiến.

Đắk Lắk có 15/15 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện
Đắk Lắk có 15/15 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện

Từ đại hội cấp huyện, Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh rút ra kinh nghiệm chuẩn bị cho Đại hội cấp tỉnh, là tuân thủ chặt chẽ nội quy, quy định, chương trình, kế hoạch, các hoạt động bám sát với hướng dẫn của Trung ương, văn bản của tỉnh. Số lượng, cơ cấu thành phần dân tộc đại biểu được lựa chọn đảm bảo đúng tiêu chí.

Bên cạnh đó, Đại hội cấp tỉnh luôn tuân thủ các quy định, trong đó công tác tuyên truyền sâu rộng trước, trong và sau Đại hội luôn được quan tâm; đón tiếp đại biểu chu đáo; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức đại hội, đảm bảo chất lượng nội dung, văn kiện và thống nhất chương trình tổ chức.

PV: Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh?

Ông Nguyễn Kính: Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, tỉnh được tổ chức định kỳ 5 năm/lần, Trung ương 10 năm/lần. Đại hội mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, to lớn đối với đồng bào DTTS, hội tụ niềm tin, lan tỏa điển hình tiên tiến. Đây cũng là dịp tổng kết, đánh giá giai đoạn thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần phát triển vùng đồng bào DTTS.

Đại hội cũng khởi đầu cho một giai đoạn mới với khát vọng vươn lên, khơi dậy lòng tự hào, tự tin, ý chí tự lực của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Từ đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào các DTTS đồng lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư Đại hội, đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, rút ngắn khoảng cách vùng, góp phần phát triển đất nước, Nhân dân sống ấm no, hạnh phúc.

PV: Xin ông cho biết, công tác chuẩn bị Đại hội đến thời điểm này, những điểm nhấn của Đại hội lần này là gì?

Ông Nguyễn Kính:  Đến nay, công tác chuẩn bị Đại hội đã cơ bản đảm bảo, các Tiểu ban, Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh thực hiện các bước, nội dung đúng tiến độ, kế hoạch. Theo đó, Đại hội sẽ diễn ra vào ngày 24-25/10 với 333 đại biểu, trong đó đại biểu chính thức 250 đại biểu.

Điểm nhấn của Đại hội lần này là, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh sẽ được truyền tải bằng phóng sự truyền hình, thông tin một cách sinh động, bao quát để các đại biểu tham dự dễ nắm bắt thông tin. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ diễn ra Đại hội, Ban Tổ chức dành thời gian tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Đại hội để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đại biểu; đồng thời thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với đồng bào các DTTS.

Một điểm mới nữa, trong khuôn khổ Đại hội năm nay, sẽ trưng bày các gian hàng sản phẩm OCOP, các không gian sản phẩm ẩm thực và truyền thống bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh để các đại biểu tham quan.

Hạ tầng giao thông vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk có nhiều khởi sắc
Hạ tầng giao thông vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk có nhiều khởi sắc

PV:  Kết quả của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV mang lại kỳ vọng gì đến sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Kính: Qua 3 kỳ đại đội, kết quả đạt được trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt, vùng đồng bào các DTTS được thụ hưởng chính sách của Nhà nước, diện mạo khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS nâng lên.

 Đặc biệt là, sau kỳ Đại hội lần thứ III, tỉnh triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, 2021-2025, không chỉ kết cấu hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, quốc phòng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy.

Kết quả này là do, ngay sau Đại hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần phát huy nội lực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho vùng đồng bào DTTS.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong thực hiện Quyết tâm thư đại hội lần thứ III, năm 2019, nhất là từ việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện ở 15/15 huyện, thị xã, thành phố..., cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV, năm 2024, với những mục tiêu phấn đấu và giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, qua đó tiếp tục thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển mạnh mẽ.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Tâm đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên Khai mạc. Báo Dân tộc và Phát triển xin trân trọng giới thiệu đến cử tri, Nhân dân cả nước toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22 phút trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 1 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 2 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã được xin ý kiến về các vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Quốc hội biểu quyết chọn 3 trong 4 vấn đề đã được cho đại biểu ý kiến để chất vấn thành viên Chính phủ vào ngày 11 và 12/11 tới.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 3 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…