Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại hội của niềm tin và kỳ vọng

Sỹ Hào - 09:30, 07/02/2021

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp với những điểm nhấn đặc biệt, là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta. Đại hội mang niềm tin và kỳ vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa nước ta trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Diễn văn bế mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đọc Diễn văn bế mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Đất nước phát triển thịnh vượng, dân giàu, nước mạnh là khát vọng của Nhân dân ta, là ý chí của Đảng và Nhà nước ta. Khát vọng ấy đã trở thành động lực, thành đích đến để toàn dân tộc cùng cố gắng thực hiện.

Và sau 35 năm đổi mới (1986 - 2021), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đứng trước cơ hội để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước thịnh vượng. Sau 35 năm, không chỉ chính trị, xã hội ổn định, đời sống của Nhân dân được cải thiện rõ rệt mà chúng ta đã trở thành một nước đang phát triển, nằm trong nhóm 4 nước đứng đầu của khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước đã đạt được những thành tựu đặc biệt. Nhất là trên lĩnh vực kinh tế, trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Trong năm 2021, tác động của đại dịch Covid-19 được dự báo vẫn rất nặng nề nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) lạc quan nhận định, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ đạt 6,8%. Còn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - trong “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” của mình, dù có thận trọng hơn WB nhưng cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam đạt khoảng 6,5%; tiếp tục nằm trong nhóm có tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới…

Những thành tựu trong nhiệm kỳ Đại hội XII nói riêng, trong 35 năm đổi mới nói chung đã nâng cao vị thế, uy tín của đất nước ta, của Đảng ta trên trường quốc tế. Đây là nền tảng, là động lực để Đảng ta vạch ra đường lối phát triển mới cho dân tộc ta, đất nước ta trong thời kỳ mới.

Đường lối phát triển này đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua ngày 1/2/2021. Nghị quyết đề ra đường lối phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ 21 chứ không chỉ là một hay vài nhiệm kỳ sắp tới.

Cụ thể, Nghị quyết Đại hội XIII xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; trở thành nước đang phát triển cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Và đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội XIII đặt ra mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Mục tiêu lớn, tầm nhìn mới này là một trong những điểm nhấn đặc biệt của Nghị quyết Đại hội XIII, hướng tới hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội, sáng 29/1/2021.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội, sáng 29/1/2021.

Vì hạnh phúc của Nhân dân

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta diễn ra trong bối cảnh đất nước có những cơ hội mới, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là tác động của đại dịch Covid-19 đã cho thấy rõ, không phải cứ thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng nhanh là sung sướng, mà quan trọng nhất là cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Từ thực tiễn đó, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của Nhân dân. Đại hội nào Đảng ta cũng đặt Nhân dân là chủ thể và đặc biệt coi trọng vai trò của Nhân dân. Nhưng đến Đại hội XIII, do yêu cầu phát triển đất nước rất cao và trước một bối cảnh rất nhiều thời cơ thuận lợi và đầy thử thách, vai trò của Nhân dân càng lớn. Tiếp tục phát triển tư duy về Nhân dân mà trước đây nói là cơ chế dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; nhưng lần này, Nghị quyết Đại hội XIII định hướng thêm vai trò “dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Chủ trương này làm sâu sắc hơn giá trị lớn lao của 6 chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. 6 chữ này là khát vọng cháy bỏng cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta không ngừng nỗ lực để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Vì vậy, vì hạnh phúc của Nhân dân là một điểm nhấn đáng chú ý trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để đưa nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ trong phiên bế mạc Đại hội XIII sáng 1/2/2021. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng: “Có làm được hay không, mai kia có biến nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc của Nhân dân hay không đấy mới là thành công thực tế của Đại hội”.

Trăn trở của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng là tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân ta, được gửi gắm vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, là những người ưu tú nhất sẽ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ to lớn, nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Thành công rất tốt đẹp của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21./.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng có số lượng đại biểu dự Đại hội đông nhất từ trước tới nay, với 1.587 đại biểu, đại diện cho trên 5,1 triệu đảng viên. Công tác tổ chức Đại hội rất tốt, chu đáo, tạo điều kiện tối đa cho các đại biểu từ nhiều nơi xa xôi về, đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đối, nhất là trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Công tác nhân sự được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, khoa học nên khi bầu Ban Chấp hành chỉ bầu một lần; Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành dự kiến họp một ngày nhưng chỉ họp một buổi đã hoàn thành.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tối 28/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chương trình do Bộ Công an phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961 - 04/10/2023), 22 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001 - 04/10/2023).
Tin nổi bật trang chủ
Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 9 phút trước
Trong hai ngày 28 - 29/9, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Ngày hội văn hóa - Chợ tình phong lưu năm 2023.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Bạn của nhà nông - Như Ý - 15 phút trước
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá dìa trong ao đất đã phát triển mạnh ở một số địa phương. Cá dìa là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, thuộc loài rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương được thị trường ưa chuộng. Để việc nuôi cá dìa mang lại hiệu quả kinh tế cao, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất sau đây.
Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Ẩm thực - Trương Vui - 16 phút trước
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu Quốc gia”.
Sản phẩm sữa chua dẫn đầu thị phần Việt Nam xuất ngoại, hứa hẹn mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang thị trường tỷ dân

Sản phẩm sữa chua dẫn đầu thị phần Việt Nam xuất ngoại, hứa hẹn mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang thị trường tỷ dân

Kinh tế - PV - 27 phút trước
Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu, Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
Tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học đường

Tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học đường

Xã hội - Quỳnh Trâm - 28 phút trước
Ngày 29/9, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học dự bị dân tộc Sầm Sơn tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho 500 cán bộ giảng viên, công nhân viên và các tân sinh viên khóa 21 mới nhập học tại trường.
Tầm quan trọng của vitamin B9 với cơ thể con người

Tầm quan trọng của vitamin B9 với cơ thể con người

Vitamin B9 hay còn có tên gọi khác là folate hoặc acid folic và một loại vitamin thiết yếu có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể của con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vitamin B9 với cơ thể con người mời các bạn cùng theo dõi những nội dung sau đây nhé.
Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Thương lắm, Quỳ Châu ơi!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 32 phút trước
Thảm họa, tan hoang, tâm lũ… là những từ khóa “hot” nhất mấy ngày nay ở Nghệ An – huyện miền núi Quỳ Châu. Còn người dân thì thảng thốt, bất an: Lũ to qua, mấy chục năm rồi chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy… Có lẽ, phải mất rất nhiều ngày nữa, cuộc sống bình yên bên dòng sông Hiếu – thủ phủ của trầm hương, quế quỳ… mới có thể trở lại nhịp sống bình thường.
Đồng bào DTTS huyện Sa Thầy phấn khởi khi được thụ hưởng từ Chương trình MTQG 1719

Đồng bào DTTS huyện Sa Thầy phấn khởi khi được thụ hưởng từ Chương trình MTQG 1719

Media - Ngọc Chí - 41 phút trước
Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum triển khai kịp thời và nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng, từng bước giúp đồng bào DTTS có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vùng núi Thanh Hóa thiệt hại nặng do mưa lũ

Vùng núi Thanh Hóa thiệt hại nặng do mưa lũ

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 42 phút trước
Thanh Hóa hiện có hơn 6 nghìn hộ dân đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất và 2.211 hộ dân đang sống khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, chủ yếu tại 11 huyện miền núi. Mưa lũ kéo dài những ngày qua, tại Thanh Hóa đã có 2 người thiệt mạng do lũ cuốn trôi và 1 người mất tích; nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập lụt, nhiều xã và thôn, bản vùng núi bị chia cắt.
Nghệ An: Hai giáo viên bị sạt lở vùi lấp may mắn thoát chết

Nghệ An: Hai giáo viên bị sạt lở vùi lấp may mắn thoát chết

Tin tức - Đào Thọ - Đình Tuân - 3 giờ trước
Trên đường đi từ trường về gặp mưa lớn, bất ngờ đất đá trên núi sạt xuống, 2 giáo viên của Trường PTDT Bán trú THCS Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị vùi lấp. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ nhanh chóng của lực lượng chức năng và người dân, 2 giáo viên may mắn được giải cứu.
Tin trong ngày - 29/9/2023

Tin trong ngày - 29/9/2023

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin hôm nay, ngày 29/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là mục tiêu cao nhất. Tuyên Quang: Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT. Người "giữ hồn" những điệu Then cổ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.