Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Củng cố phên giậu quốc gia

Sỹ Hào - 10:18, 07/06/2019

Báo Dân tộc và Phát triển số 1523 ra ngày 05/6/2019 đã phản ánh, hỗ trợ tạo sinh kế tại chỗ là giải pháp quan trọng để đồng bào sinh sống tại địa bàn biên giới xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, từ đó xây dựng vùng “phên dậu” ngày càng vững chắc. Nhưng sinh kế của người dân sẽ không bền vững nếu địa phương không có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ.

Bài 2: Cơ sở hạ tầng-Bài toán khó giải

Giao thông đi lại khó khăn khiến người dân làng Pờ Yầu (Gia Lai) quanh quẩn với cái nghèo. (Ảnh TL) Giao thông đi lại khó khăn khiến người dân làng Pờ Yầu (Gia Lai) quanh quẩn với cái nghèo. (Ảnh TL)

Đạt chuẩn vẫn “nợ” tiêu chí!

Để phát triển kinh tế-xã hội ở các địa bàn khó khăn, nhất là ở vùng DTTS và miền núi, thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm,…) là điều kiện cơ bản. Qua nhiều giai đoạn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã ĐBKK vùng DTTS và miền núi (Chương trình 135) và nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án khác, nhìn chung cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã được đầu tư khá đồng bộ.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều địa phương thiếu đường giao thông, thiếu điện lưới, thiếu cơ sở trường lớp kiên cố, nhất là ở đơn vị hành chính cấp thôn bản. Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, hiện trong tổng số 48.364 thôn bản thuộc vùng DTTS và miền núi thì vẫn còn 13.539 thôn chưa có đường giao thông được cứng hóa (chiếm tỷ lệ 28%); vẫn còn 1.978 thôn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia (sử dụng các loại điện khác) và 1.422 không có điện.

Đáng chú ý, không ít xã biên giới dù đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ. Như Lộc Thạnh, một trong 7 xã biên giới của huyện Lộc Ninh (Bình Phước), mặc dù đã đạt 19/19 tiêu chí, nhưng trên địa bàn vẫn còn 26km đường giao thông nông thôn (chủ yếu là đường liên ấp, ngõ, xóm) chưa được cứng hóa.

Hay xã biên giới Lộc Tấn (cũng thuộc huyện Lộc Ninh), đầu năm 2019, xã đã đón nhận bằng công nhận đạt chuẩn NTM của tỉnh. Nhưng một số ấp trên địa bàn xã vẫn chưa có điện lưới; thậm chí ở ấp K57, tỷ lệ hộ sử dụng điện mới chỉ đạt 30%. Ngoài ra, toàn xã vẫn còn 64km đường giao thông nông thôn chưa được cứng hóa…

Đường giao thông, điện lưới được xem là “huyết mạch” của nền kinh tế. Trong xây dựng NTM, để hoàn thành hai tiêu chí này cả hai xã Lộc Tấn và Lộc Thạnh của huyện Lộc Ninh phải cần một nguồn vốn rất lớn. Khi ngân sách địa phương còn hạn hẹp thì Lộc Tấn và Lộc Thạnh rất cần nguồn lực từ các chương trình, dự án từ ngân sách Trung ương.

Sinh kế bấp bênh vì hạ tầng thiếu

Đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. (Ảnh chụp tại thôn Nà Ái, xã Quan Bản, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) Đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. (Ảnh chụp tại thôn Nà Ái, xã Quan Bản, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn)

Không chỉ riêng hai xã biên giới Lộc Tấn, Lộc Thạnh của huyện Lộc Ninh (Bình Phước) mà nhiều xã biên giới của các tỉnh thành khác cũng gặp khó trong hành trình xây dựng NTM. Như xã Thuận Hà của huyện Đăk Song (Đăk Nông), đến thời điểm này, xã đã đạt 17/19 tiêu chí xây dựng NTM, phấn đấu “về đích” trong năm 2019 này. Nhưng hiện toàn xã mới chỉ cứng hóa được 31/47,5km đường trục thôn, mới có 30/50km đường ngõ xóm được bê tông hóa.

Tương tự xã Thuận Hạnh, xã biên giới Thuận Hà (cũng thuộc huyện Đăk Song); toàn xã có 1.713 hộ thì hiện vẫn còn khoảng 700 hộ phải sử dụng điện tạm bợ…

Những xã biên giới gần “cán đích” NTM còn khó khăn như vậy thì với những xã chưa tính đến kế hoạch “về đích” thì có thể nói là khó khăn càng chồng chất. Điều này đã hạn chế nỗ lực phát triển kinh tế của người dân ở các xã biên giới; xã ĐBKK, dù họ đã có sinh kế trong tay.

Như ở xã Lơ Pang của huyện Mang Yang (Gia Lai), có một ngôi làng nằm trên độ cao 800m so với mực nước biển-nơi sinh sống của 118 hộ, trong đó gần 99% là đồng bào dân tộc Ba Na. Đó là làng Pờ Yầu.

Làng Pờ Yầu có đến 184 ha cây bời lời, 12,2ha sắn, 33,1ha lúa, gần 3ha cà phê, 1,6ha hồ tiêu và 4,1ha cây ăn quả; đàn gia súc, gia cầm của làng hơn 400 con. Ấy vậy, tính đến cuối năm 2018, làng vẫn còn 77 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 65,25%); 38 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 32,2%); vị chi số hộ không nghèo của làng chưa đến 3%.

Đường giao thông, điện lưới là “huyết mạch” để nối vùng khó. (Ảnh chụp tại trung tâm xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) Đường giao thông, điện lưới là “huyết mạch” để nối vùng khó. (Ảnh chụp tại trung tâm xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)

Nguyên nhân là, làng Pờ Yầu dù chỉ cách trung tâm xã Lơ Pang 8km, nhưng nằm trên núi cao, tuyến đường độc đạo chưa được đầu tư xây dựng nên người dân phải bán nông sản cho thương lái vào thu mua tại làng, vì thế bị ép giá. Nếu đưa về xã tiêu thụ, 1kg bời lời bán được 11 nghìn đồng, nhưng bán cho thương lái chỉ được 3,5 nghìn đồng. Tương tự, sắn tươi tại trung tâm xã có giá 2 nghìn đồng/kg nhưng thương lái mua tại làng chỉ khoảng 1 nghìn đồng/kg. Dẫu biết vậy nhưng người dân vẫn phải bán vì không phải ai cũng có thể đưa nông sản xuống trung tâm xã.

Dẫn chứng như vậy để thấy, việc người dân ở khu vực biên giới, vùng ĐBKK dù đã có sinh kế, nhưng nếu không có đường giao thông, không có điện lưới,... thì sinh kế đó vẫn chỉ là tạm thời, rất khó để vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Theo danh sách ban hành kèm theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ, cả nước có 435 xã biên giới. Đây hiện vẫn là những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn; đặc biệt cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện lưới, đường giao thông,…) ở những địa bàn này vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối. Bởi vậy, việc xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho những địa bàn này là rất cần thiết, từ đó tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng biên.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 5 phút trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.