Sau kỳ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức năm 2017… đã tạo sức lan tỏa rộng lớn, cổ vũ động viên, tạo ra không khí hồ hởi, phấn khởi trong lực lượng Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân người DTTS. Từ những tấm gương “người thật, việc thật” đã có sức lan tỏa, khích lệ đồng bào các dân tộc thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt, từ cuối năm 2022, với việc triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8 của chương trình MTQG 1719), nhiều hội viên hội phụ nữ các cấp của tỉnh đã được được cung cấp kiến thức, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình, qua đó, giúp chị em biết cách bảo vệ, phòng tránh hiệu quả..
Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 85% dân số là đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tăng cường phân cấp cho cơ sở để phát huy tối đa nguồn lực của Chương trình.
Nhằm biểu dương, tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của những Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS, ngày 10/11, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, lần thứ Nhất, năm 2023.
Thời gian qua, được sự quan tâm của các các cấp, các ngành tỉnh Bắc Kạn chú trọng đầu tư, xây dựng chợ ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đang. Tính đến nay, Bắc Kạn đã có tổng số 64 chợ đang hoạt động, trong đó, có một chợ hạng 1, 4 chợ hạng 2 và 59 chợ hạng 3.
Sáng 8/11, tại TP. Bảo Lộc, Học viện Dân tộc đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các học viên là Bí thư chi bộ, trưởng thôn thuộc đối tượng 4 không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thời gian diễn ra lớp học trong 5 ngày từ ngày 7/11 đến 12/11.
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) triển khai ở Điện Biên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ nguồn tiền CTDVMTR các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của nhiều gia đình ở vùng cao.
Thời gian qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã bám sát thực tiễn của địa phương, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, giúp đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Hiện nay, việc triển khai Dự án 2 về sắp xếp dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn thị xã Sa Pa (Lào Cai) đang gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Theo cấp ủy, chính quyền địa phương, để giải quyết những vướng mắc này, cần thiết có cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đối với các tỉnh biên giới nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, thực hiện tốt công tác đối ngoại Nhân dân không chỉ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công tác đối ngoại của tỉnh mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
Triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các các chương trình, dự án của tỉnh, huyện miền núi Đức Linh là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Thuận được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Về Đức Linh hôm nay, ai cũng có thể cảm nhận về một vùng đất giàu đẹp, văn minh.
Trong những năm qua, nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp ủy, các ngành, các cấp tỉnh Hòa Bình quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Mới đây, CLB dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) được thành lập gồm 12 thành viên là phụ nữ của ba buôn trong xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030,
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Sơn La từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong hệ thống giáo dục tại địa phương còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng tỉnh đã nỗ lực huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số điểm trường tại các địa bàn khu vực miền núi, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn.
Sáng 6/11, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc bản Dền Thàng A, nhân dịp kỷ 93 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Tới dự ngày hội có các đồng chí: Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Đinh Quang Tuấn, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ; Trần Bảo Trung, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ; Thượng tá Trương Minh Đức, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Lai Châu, cùng đông đảo người dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đầu năm 2023 đến nay, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã có 22 hộ nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS được vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà ở với số tiền 40 triệu đồng/hộ, lãi suất chỉ 3%/năm và thời gian vay vốn lên đến 15 năm.
Nghị định số 38/2023/NĐ- CP được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ở nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tại Quảng Bình, cả hệ thống chính trị cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân nội dung hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ký ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 06/11/2023 về thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Nhiều năm qua, để giúp đồng bào DTTS tại các bản, làng vùng cao “an cư, lạc nghiệp”, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào, giúp ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc tỉnh (BDT) Cà Mau và Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đang được hai đơn vị tích cực thực hiện, với nhiều nội dung hoạt động phối hợp hiệu quả. Kết quả nổi bật, là sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình MTQG, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) gắn với công tác Biên phòng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới (KVBG) biển trên địa bàn tỉnh.