Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cồn Sơn - “Hòn ngọc xanh” của miền Tây

Uyển Nhi - 09:57, 04/01/2023

Cách đất liền không xa, Cồn Sơn (Cần Thơ) được thiên nhiên ưu đãi với cây trái xum xuê, cá tôm dồi dào, đến với nơi đây bạn có thể hòa mình với thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống giản dị của người dân Nam Bộ. Nét đẹp hoang sơ của Cồn Sơn được ví như viên ngọc quý giữa phố thị và với loại hình du lịch cộng đồng, tạo nên bản sắc độc đáo cho các du khách ưa khám phá vùng đất mới.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây

Thời điểm ghé thăm Cồn Sơn

Cồn Sơn có khí hậu ôn hòa và nắng ấm quanh năm. Mỗi mùa ở Cồn Sơn đều mang một sắc thái và dư vị riêng biệt. Tuy nhiên, Cồn Sơn đẹp nhất và thích hợp để ghé thăm là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Đây là thời điểm những vườn trái cây như: Nhãn, chôm chôm, bưởi, vú sữa, mít, ổi… vào mùa thu hoạch, chín rộ đẹp tựa bức tranh. Khi đến đây bạn sẽ tha hồ được tự tay hái và thưởng thức vị ngon, ngọt của những loại trái cây đa dạng, phong phú của vùng đất này, giúp bạn có một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và đáng nhớ.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây 1

Phương tiện đi lại

Để đến được Cồn Sơn từ miền Bắc bạn có thể đi máy bay, ô tô đến Cần Thơ hoặc TP. Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh cách Cồn Sơn khoảng 171 km. Nếu đi xe khách bạn có thể bắt xe tại bến xe miền Tây đi Cần Thơ. Đến trung tâm Cần Thơ, bạn thuê Taxi, xe ôm để đến bến đò Cô Bắc và bắt đò sang làng du lịch Cồn Sơn.

Nếu đi bằng các phương tiện cá nhân bạn đi theo Quốc lộ 1A, Bình Hưng Hòa khoảng 19 km. Tiếp tục vào Tân Tạo, dọc theo đường cao tốc Bắc - Nam, Trung Lương khoảng 151 km. Rẽ trái vào Huỳnh Mẫn Đạt thêm 500 m là đến bến đò Cô Bắc. Bạn nên gửi xe và bắt đò sang làng du lịch Cồn Sơn.

Từ Cần Thơ, nếu xuất phát từ bến Ninh Kiều, bạn đi theo đường Nguyễn Trãi - Cầu Nguyễn Trãi - Đường Cách Mạng Tháng 8 - Cầu Bình Thủy - Đường Lê Hồng Phong. Đến ngã ba nút giao đường Lê Hồng Phong và đường Đặng Văn Dầy, bạn di chuyển thêm khoảng 100 m thì rẽ phải đến cuối đường chính là bến đò Cô Bắc. Bạn có thể bắt chuyến đò tại đây để di chuyển sang sông. Hằng ngày, nơi đây có nhiều chuyến đò phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây 2

Địa điểm lưu trú

Khi đến với Cồn Sơn bạn sẽ được trải nghiệm lối sống bình dị, chân chất của người dân Cồn Sơn tại Homestay Cồn Sơn hoặc liên hệ với các nhà dân nơi đây để được lưu trú qua đêm. Còn gì tuyệt vời hơn khi được trải nghiệm cuộc sống giản dị, mộc mạc đơn sơ giữa miệt vườn xanh mát. Màu xanh từ những dải lục bình, rặng bần ven sông; màu xanh từ những vườn cây ăn trái và vườn rau của các hộ dân nơi đây. Đi dạo trên đường làng, hít thở không khí trong lành mà thiên nhiên ban tặng ngắm nhìn mây, trời, sông, nước cùng những đàn chim cò, bay lượn trên bầu trời khi hoàng hôn, bạn sẽ cảm nhận một cuộc sống thật thi vị, yên bình, thanh thản và vô cùng đặc sắc, không thể nào quên.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây 3

Những trải nghiệm du lịch nổi tiếng tại Cồn Sơn

Bè cá Bảy Bon: Khi ghé thăm nơi đây, bạn được ngắm nhìn hàng trăm loại cá lạ với đủ màu sắc sặc sỡ như: Cá Koi, cá thác lá, cá tra… Bạn chỉ cần thả một nhúm thức ăn nhỏ (do chủ bè chuẩn bị) xuống nước, từng đàn cá sẽ túm tụm lại tranh nhau ăn mồi tạo nên một khung cảnh vô cùng sinh động và đẹp mắt. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm Massage tay, chân từ cá vô cùng thú vị.

Ngắm cá lóc nhảy: Đặc sản của Cồn Sơn phải kể đến “cá lóc nhảy”. Để cá có thể biểu diễn, chủ vườn phải hình thành cho chúng phản xạ với âm thanh, bằng cách chia nhỏ thức ăn hằng ngày, mỗi lần cho ăn là dùng kẻng gõ. Những chú cá lóc sẽ theo bản năng của mình bay lên cao đớp mồi và tạo lên một cảnh tượng cực kỳ thu hút mà bạn chắc chắn sẽ phải ngạc nhiên.

Ngoài “cá lóc bay”, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ khá lạ và mới mẻ chỉ nơi đây mới có là “cho cá ăn cơm”. Bạn sẽ có cơ hội đút cho cá trê, cá Basa từng muỗng cơm. Khi đến giờ cơm, người dân nơi đây sẽ dùng cây gõ để tạo ra tiếng động; thu hút sự chú ý của đàn cá dưới hồ sau đó đút cho chúng ăn.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây 4

Thăm miệt vườn

Đất đai trên cồn quanh năm phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, cây trái tươi tốt quanh năm, nơi đây là xứ sở của chôm chôm, vú sữa, dâu Hạ Châu…Mùa có nhiều trái cây chín nhất là khoảng tháng 3 đến tháng 5 Âm lịch. Cái cảm giác được thưởng thức trái cây do chính tay mình hái ngay tại vườn thật sự tuyệt vời, bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ hương vị thơm ngon, giòn giòn, tươi mát của nó. Và sẽ thực sự hối tiếc nếu bạn không mua ít trái cây về làm quà cho bạn bè và người thân.

Trổ tài tát mương bắt cá

Tại điểm vui chơi vận động này, bạn sẽ được hóa thân thành người nông dân thứ qua các hoạt động: Câu cá, mò cua, bắt ốc, tát mương bắt cá… Sau nhiều giờ lặn ngụp, lấm lem bùn đất, thành quả thu được là những con cá đồng, cá lóc, rô phi, cá trê… còn tươi rói, bạn có thể cùng người dân chế biến tại chỗ với nguyên liệu sẵn có trong vườn, thành những món đồng quê tuyệt vời như: Cá nướng rơm hay bẹ chuối, ốc nướng.

Trải nghiệm làm bánh dân gian Nam Bộ

Không dừng lại ở việc thưởng thức hương vị thơm ngon và ngọt ngào của các loại bánh đặc sản nơi đây như: Bánh kẹp cuốn, bánh in, bánh nhúng, bánh bao, bánh khọt, bánh bánh canh bột xắt, bánh lá mít… Bạn có thể tham gia vào mọi công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, nhào bột, tự tay chế biến ra những chiếc bánh thơm ngon, đặc sắc đậm chất Nam Bộ. Bánh miền Tây có điểm chung là chế biến đơn giản, tận dụng nguyên liệu địa phương và thơm mùi cốt dừa với nhiều màu sắc, được trình bày rất đẹp mắt. Bạn sẽ cảm nhận được cả vị ngọt và mặn, tùy từng loại bánh.

Tham quan vườn cò

Vườn cò là một điểm du lịch thú vị bạn có thể ghé thăm khi đến với Cồn Sơn. Nơi đây, hàng trăm cò trắng, cò đen bay từng đàn buổi chiều vô cùng sôi động. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm một khung cảnh bình yên, nghỉ ngơi giữa không gian thoáng mát và yên tĩnh của vùng quê Cần Thơ.

(Tổng hợp) Cồn Sơn - “hòn ngọc xanh” của miền Tây 5

Đặc sản Cồn Sơn

Đến Cồn Sơn, bạn đừng quên thưởng thức đặc sản địa phương tại nhà vườn của người dân. Các món bánh nổi tiếng của người dân miền Tây như: Cá nướng rơm, cá lóc nướng trui, cá tai tượng nướng bẹ chuối, ốc nướng, ếch xào; cua đồng, món lẩu ốc, bồ câu nước dừa từ; bánh xèo, bánh khọt, bánh kẹp nướng, bánh in…

Sau bữa ăn, bạn có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng mắc trong vườn, thả hồn theo gió mây, vừa đu đưa, vừa lắng nghe chim hót, cũng là một điểm thú vị mà không phải nơi nào cũng có được.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Cồn Sơn?

Bạn cần chuẩn bị cho mình những bộ trang phục thoải mái, thoáng mát để dễ vận động. Trang bị giày thể thao hoặc giày bệt để tiện cho việc di chuyển. Đặc biệt, nhớ mang theo thuốc chống muỗi đốt, thuốc trị côn trùng cắn khi tham quan miệt vườn, vườn chim…

Nên chuẩn bị dự phòng những loại thuốc thông dụng phòng trường hợp khẩn cấp.

Với khung cảnh bình yên, không khí trong lành và sự thân thiện chất phác của người dân Cồn Sơn. Chúc các bạn sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời và những trải nghiệm khó quên khi đến với Cồn Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 10 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 10 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 11 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 11 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.