Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ hương vị cho nước mắm Cồn Sơn

PV - 22:22, 07/02/2018

Thay vì bán nước mắm cốt cho các công ty lớn để nhận số tiền trọn vẹn, một người phụ nữ ở miền Tây đã quyết giữ lại loại nước mắm đồng rặt ri, đậm đà hương vị quê hương, để khách du lịch khi đến Cồn Sơn đều có thể thưởng thức món nước chấm vùng quê khó quên này.

Nước mắm đồng truyền thống

Vào những ngày đầu năm, đến Cồn Sơn (khu vực 3, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ), từ đầu con đê dẫn vào “Xóm du lịch cộng đồng” đã ngửi được mùi nước mắm thoang thoảng, từ nhà chị Bảy Muôn (Phan Thị Kim Ngân), hộ duy nhất ở Cồn Sơn còn giữ nghề nấu nước mắm đồng từ cá linh, cá cơm nước ngọt bay ra.

Chị Bảy Muôn bên khạp cá ủ đủ ngày chuẩn bị nấu nước mắm. Chị Bảy Muôn bên khạp cá ủ đủ ngày chuẩn bị nấu nước mắm.

 

Chị Bảy Muôn dỡ mấy khạp ủ nước mắm ra để chuẩn bị nấu bán cho khách ăn Tết, chị vừa kể: “Nghề nấu nước mắm đồng này chị học từ tía chị. Trước kia, gia đình chị ở huyện Ô Môn (Cần Thơ); mẹ mất sớm, năm 10 tuổi chị và 5 anh em trai theo cha về Cồn Sơn sinh sống. Là con gái duy nhất trong nhà, vì phải lo bếp núc nên chị rất chú ý tới cách làm nước mắm đồng để gia đình có bữa ăn ngon. Đặc biệt, cha chị đã dạy cho chị cách tẩm ướp và ủ cá để nấu ra nước mắm đồng có mùi vị không lẫn vào đâu!”.

Theo chị Bảy Muôn, cá linh, cá cơm nước ngọt (cá mồm), rộ lên vào tầm tháng 10 cho đến tháng 2 âm lịch hằng năm. Thường kéo bắt cá xong, ghe chở cá về tấp vô cồn bán xô, người mua cứ lựa loại nào để ăn thì làm đủ món, còn lại dành làm nước mắm.

Cá nguyên liệu nấu nước mắm đồng truyền thống của gia đình chị chỉ duy nhất hai loại: Cá linh và cá cơm nước ngọt. Cá cơm mua về để nguyên trút vô lu, bỏ muối trộn đều theo tỷ lệ 30kg cá cơm với 15 lít muối; Cá linh thì rửa sạch 4 tiếng sau trộn với 6 lít muối với 30kg cá linh, để trong lu 24 tiếng, bỏ thêm 6 lít muối và trán mặt thêm 3 lít muối nữa. Sau đó, bịt cao su, đậy nắp kín đủ từ 9 tháng đến 12 tháng mở nắp là mùi thơm bưng kín mũi thì bắt lên bếp nấu lại và lọc xương cá, thế là có nồi nước mắm đồng cốt đặc biệt. Thông thường 35kg cá sau một năm ướp ủ, sẽ cho từ 26-27 lít nước mắm đồng thành phẩm tự nhiên không pha chế thêm.

Theo kinh nghiệm của chị Bảy, nước mắm đồng ngon ngoài nguyên liệu cá tươi ngon, tẩm ướp và ủ đúng thời gian, thì chất lượng muối cá cũng rất quan trọng. Để cá không bị hỏng, có bọ phải lựa muối già (đen), chắc hột (muối Bạc Liêu là ngon nhất), dùng muối non (trắng) sẽ khiến nước mắm không đậm đà, mà thậm chí còn bị đắng.

Nước mắm đồng mặn hơn, nhìn không trong, không sóng sánh, không đẹp mắt nhưng vị đậm đà và thơm hơn nước mắm công nghiệp rất nhiều. “Hồi xưa, tía tui làm nước mắm đồng không nấu, ổng nói cứ để trong lu ăn cả đời-cái đó gọi là nước mắm sống. Còn má tôi muốn cho nước mắm bớt mặn, chặt dừa lấy nước đổ vô nước mắm rồi nấu lên, để trong giàn bếp ăn cả năm vẫn thơm phức” chị Bảy Muôn chia sẻ.

Gìn giữ hương vị quê hương

Do cách làm cầu kỳ, nên trung bình mỗi năm, chị Bảy Muôn chỉ có thể ủ khoảng 300-500kg cá linh và cá cơm để nấu nước mắm cho gia đình ăn và gửi cho các anh chị, con cháu ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu. Còn dư thì chị chia lại cho bà con trong xóm và khách đến cồn thăm quan du lịch mỗi người một ít.

Chị cho biết, cách nay hai năm có người đại diện của một hãng nước mắm lớn đến đặt vấn đề mua lại nước mắm của chị, số lượng không giới hạn với giá gấp 5-7 lần/lít so với giá mà chị bán lẻ cho khách để công ty họ pha chế làm nước mắm thương hiệu nhưng chị không hợp tác, chị bảo làm thế thì sẽ không còn giữ được hương vị nước mắm đồng nguyên chất nữa.

Bà Ngọc Mai, Việt kiều Úc (quê ở Cái Răng, TP. Cần Thơ) vừa về nước vài hôm đến Cồn Sơn thăm quan. Bà vô cùng xúc động khi được nếm hương vị của loại nước mắm này. “Xa quê nhiều năm rồi, tui chưa được nếm lại hương vị quê hương này! Cá linh bây giờ kiếm mua ăn còn không có, lấy đâu ra mà làm nước mắm”, bà nói.

Anh Võ Văn Tho, Trưởng khu vực 3, phường Bùi Hữu Nghĩa, cho biết: Cồn Sơn có 79 hộ dân sinh sống, trước đây có nhiều hộ nấu nước mắm đồng nhưng dần cá hiếm, nấu ủ cả năm mới có ăn, nên dần ai cũng bỏ, chỉ còn chị Bảy Muôn giữ nghề nên năm 2016, địa phương đã xét hỗ trợ vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời hạn 5 năm để chị có vốn mua cá linh, cá cơm nguyên liệu. Cuối năm 2016 chị đầu tư mua trên 3 tấn cá về ủ. Tết này, mẻ nước mắm sau 12 tháng ủ sẽ đủ để biếu người thân và phục vụ khách du lịch khi đến Cồn Sơn.

NHƯ TÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 2 phút trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 6 phút trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 16 phút trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 20 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 24 phút trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 27 phút trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 30 phút trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Du lịch - Nguyệt Anh - 33 phút trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai trương Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Đoàn tàu gồm 10 toa xe, trong đó có 2 toa xe cộng đồng, du khách được thưởng thức ẩm thực cùng những màn trình diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 36 phút trước
Ngày 28/3, Liên minh Họp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức họp báo thông báo hoạt động tháng hành động vì HTX năm 2024. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, chủ trì buổi họp báo.
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Thể thao - Tuấn Trình - 41 phút trước
Ngày 28/3, tại Sân vận động Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI, năm 2024.