Quy định mới về bồi dưỡng giáo viên; Liên thông thư viện giữa các cấp học trong cùng một địa bàn hay tăng thu nhập cho giáo viên ở TP. Hồ Chí Minh là 3 quy định, chính sách nổi bật của giáo dục được thực hiện trong tháng 1/2023.
Giáo dục -
Quỳnh Trâm -
07:25, 10/06/2024 Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục cho con em đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhiều học sinh ở miền núi có cơ hội tiếp cận được tri thức, nâng cao dân trí, tạo nên nguồn nhân lực chủ chốt phục vụ cho các huyện miền núi, góp sức xây dựng quê hương.
Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021 là một mùa “bội thu” đối với thí sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự nỗ lực của các thí sinh, mùa tuyển sinh năm nay cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.
Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Chính sách giáo dục cho đồng bào DTTS ngày càng được hoàn thiện, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".
Thời gian qua, việc thực hiện chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (DTBT) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, các cơ sở giáo dục. Qua đó nhiều con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.