Những năm qua, mô hình trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) được triển khai tại các xã vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Việc thực hiện mô hình trường PTDTBT, đã tiếp thêm động lực cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn khu vực vùng cao biên giới có điều kiện tốt hơn để học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động người dân khắp các thôn, bản trên địa bàn, đặc biệt vùng DTTS tự nguyện đến giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT); trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò của Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động. Qua đó, ý thức của người dân ngày một nâng cao. Người dân tin tưởng, nghe theo Người có uy tín, không những tình nguyện giao nộp vũ khí mà còn thể hiện trách nhiệm cùng lực lượng Công an, Người có uy tín chung tay giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự nơi thôn, bản
Chuyên đề -
Thái Sơn Ngọc -
04:58, 02/12/2023 HTX Gốm Chăm Bàu Trúc là một trong những đơn vị kinh tế tập thể tiêu biểu, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. HTX huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống người lao động gắn bó với làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, tạo động lực đưa sản phẩm gốm Chăm phát triển lên tầm cao mới.
Những Người có uy tín ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bản làng vùng đồng bào DTTS. Không chỉ góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, họ còn phát huy tốt vai trò là “chỗ dựa” vững chắc, là “cầu nối” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc. Họ luôn là cánh chim đầu đàn vững vàng, động viên Nhân dân chung tay giữ gìn khối đoàn kết các dân tộc, xây dựng thôn, bản yên vui, phát triển
Ngược theo con suối Huồi Giảng, người Thái, người Mông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng đã kịp kiến tạo lại những gì lũ dữ cuối trôi. Bên kia đồi, con đường bê tông mới từ bản Cánh đi bản Bình Sơn II, sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với sự chung tay góp sức của bà con mường trên, bản dưới, Tà Cạ đã thực sự “hồi sinh” sau lũ dữ.
"Xác đinh đội ngũ Người có uy tín có vai trò quan trọng trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín...", trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về việc thực hiện chính sách đối với Người uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã nhấn mạnh nội dung này.
Nhiều năm trở lại đây, Quảng Ninh nổi lên như một tâm điểm bất động sản hấp dẫn bậc nhất cả nước, trong đó bất động sản ven biển Hạ Long là cái tên liên tục “chiếm sóng” và hút “thượng đế” nhất vùng Đông Bắc.
Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.
Chuyên đề -
Hoàng Tuấn - Hồng Giang -
11:11, 01/12/2023 Trên miền đất mới, dù xa gia đình, bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa... nhưng với mỗi học sinh, sinh viên đến từ CHDCND Lào, vương quốc Campuchia đã, đang học tập trên đất nước Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều là quãng thời gian khó có thể quên. Họ không chỉ trở thành nguồn nhân lực cho nước bạn Lào và Campuchia mà còn là những hạt nhân, góp phần gắn kết, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào – Campuchia.
Sinh sống và lập nghiệp tại thôn nghèo thuần nông Thảo Hai, xã Bắc An, huyện Chí Linh (Hải Dương), chị Từ Thị Liên (sinh năm 1975) dân tộc Sán Dìu rất hiểu những khó khăn về điều kiện canh tác, tư liệu sản xuất của người nông dân ở vùng toàn đất đồi núi này. Không để cái khó, cái nghèo đeo bám cuộc sống..., chị Liên đã tìm ra hướng phát triển kinh tế, với quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiếu thốn.
Ngày 30/11/2023, tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 và kỷ niệm 30 năm thành lập Tập đoàn (1993-2023). Tại buổi lễ, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 cho Tập đoàn T&T Group.
Ngày 30/11, ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, đã có cuộc làm việc với Đoàn Đại biểu Chính phủ Nhân dân Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa hai bên, phát triển thương mại biên giới.
Trong 2 ngày 29/11 và 30/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá của Bộ Công an, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế, Ban quản lý Chương trình y tế với Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với Công an tỉnh An Giang kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật PCTH của thuốc lá và môi trường không khói thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Quảng bình hiện có 12% dân số theo đạo Công giáo, với 109.387 tín đồ. Phát huy truyền thống “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, trong các giáo họ, giáo xứ…ở Quảng Bình xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.
Nậm Nghẹ từng được biết đến là bản khó khăn của xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Dân cư trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc Mảng, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lai Châu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình dự án chính sách dân tộc; nhất là những chính sách đặc thù nhằm phát triển đồng bào dân tộc rất ít người, cuộc sống của đồng bào Mảng, cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản Nậm Nghẹ hôm nay đang từng bước thay đổi.
Chuyên đề -
Khánh Ngân-CTV -
05:47, 01/12/2023 A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) là 2 huyện miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống như Pa Cô; Tà Ôi; Cơ Tu; Bru-Vân Kiều…Với địa hình và thời tiết đặc thù; cùng với văn hóa truyền thống đa sắc màu của các dân tộc nên A Lưới và Nam Đông đang có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Theo đó, các địa phương đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư, quảng bá bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Mới đây, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban dân tộc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã dành cho Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề về công tác dân tộc, kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tiếp tục hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tỉnh Quảng Ninh đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm kết thúc.
Không chỉ “ba cùng, bốn bám”, những người lính biên phòng Nghệ An luôn mặc định trong tâm khảm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các DTTS là anh em ruột thịt”. Có lẽ vì thế mà, “quân với dân như cá với nước”, mối quan hệ, gắn bó càng trở nên mật thiết và khăng khít để thế trận lòng dân được giữ vững, an ninh biên giới được tăng cường và củng cố.
Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
05:15, 01/12/2023 Đồng bào dân tộc Lô Lô cư trú chủ yếu ở vùng cao, xa xôi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Mặc dù đã được quan đầu tư, hỗ trợ nhưng hiện nay, ở các địa bàn có đông đồng bào Lô Lô sinh sống, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vẫn còn yếu kém đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kết quả giảm nghèo của đồng bào dân tộc Lô Lô.