Từ những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và truyền thống lịch sử hào hùng, những năm gần đây, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi ở khu vực Tây Bắc, đã và đang đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển các mô hình du lịch cồng đồng,. Qua đó đã tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm, góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho đồng bào các DTTS, và đóng góp ngân sách địa phương...Đó là những điều cảm nhận, chứng kiến được từ Liên hoan du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc năm 2023.
Chuyên đề -
Nguyễn Tâm - Giang Lam -
04:55, 24/11/2023 So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang là một trong số ít các địa phương có số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác khá lớn với 579 Hợp tác xã (HTX) và 43 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực. Để có được thành quả này, không thể không nhắc tới vai trò đồng hành, tư vấn, hỗ trợ thực hiện chính sách pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các thành viên của Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 23/11, tại xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Công đoàn Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức Chương trình “Tặng bóng đèn tiết kiệm điện” cho 180 hộ gia đình chính sách và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Những tưởng di dịch cư thì bản sắc văn hóa sẽ phai nhạt… nhưng ở bản Lòi Sim, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thì ngược lại. Tiếng nói và chữ viết Mường, văn hóa người Mường… đang sống lại nơi miền biên viễn Hà Tĩnh từ niềm đam mê, tâm huyết của một đảng viên. Ông là Phan Thanh Tuyền, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, Trưởng ban Công tác Mặt trận, công an viên
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 1719-QĐ/TTg (Chương trình MTQG 1719) là chương trình mới, với rất nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ. Vì vậy, trong quá trình triển khai, tỉnh Sơn La đã chú trọng công tác tuyên truyền để cán bộ và các tầng lớp Nhân dân hiểu, nắm bắt đầy đủ chủ trương cũng như cơ chế của Chương trình, từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện.
Khai thác tiềm năng, lợi thế dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng, là cách mà huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang triển khai. Nhờ đó, nhiều người người dân có việc làm, thu nhập, ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được nâng lên.
Bảo tồn, phát huy văn hóa của các dân tộc luôn được tỉnh Thanh Hóa hết sức chú trọng. Lễ hội Hương sắc vùng cao, là một trong những thành công của ngành văn hóa tỉnh, khi tái hiện lại nhiều loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo nên không gian văn hóa đậm đà bản sắc, nhận được sự quan tâm, yêu thích của quần chúng Nhân dân.
Chuyên đề -
Thùy Như - Quân Luận -
23:17, 23/11/2023 Chiều mùa thu trên biên giới huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, con đường trải dài hai hàng cây rợp mát bóng, từng cơn gió thổi mát nhẹ vờn trên những bụi cỏ ven đường. Trên khu vực khoảng sân rộng của điểm Trường Tiểu học Tuyên Bình, nơi có một lớp học tình thương do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuyên Bình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đang trực tiếp phụ trách đứng lớp giảng dạy, những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên đủ mọi lứa tuổi đang nô đùa nhộn nhịp, thoăn thoắt bước từng tốp vào lớp.
Thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều nội dung, phần việc nhằm góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Việc thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Một trong những hoạt động nổi bật của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, là trong bất kỳ một sự hiện, hoạt động, của bản làng, hay chủ trương phát động của các cấp chính quyền địa phương, Trung ương, thì Người có uy tín luôn là người tiên phong đi đầu thực hiện, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân làm theo...Đặc biệt, Người có uy tín là nhân tố quan trọng tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Với mong muốn đem chế độ chính sách đến gần hơn với người dân, BHXH huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã phối hợp với Bưu điện huyện Na Rì tổ chức ra quân đến từng nhà tuyên truyền, giải thích các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện, chính sách BHYT, những lợi ích khi đi khám chữa bệnh; Hướng dẫn người dân cài đặt, đăng ký và sử dụng ứng dụng BHXH số VssID.
Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
11:06, 23/11/2023 LTS: Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài “Nhận diện khó khăn đặc thù của những dân tộc rất ít người”. Loạt bài viết đã phác họa những khó khăn đặc thù của 14 dân tộc rất ít người giai đoạn 2021 – 2025, được phê duyệt theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bức tranh chung đó, mỗi dân tộc lại có những khó khăn đặc thù, những vấn đề cấp bách riêng cần được tập trung giải quyết triệt để.
Với phương châm “Đồn là nhà, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm gần đây, hai đơn vị Ban Dân tộc tỉnh và Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động phối hợp hiệu quả tích cực trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng sống của đồng bào DTTS, củng cố lòng tin của người dân vùng biên giới biển với Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.
Chuyên đề -
Cù Hương - Tùng Nguyên -
06:50, 23/11/2023 Để đảm bảo chất lượng, cách thức và tổ chức thực hiện việc giáo dục được hiệu quả nhất, pháp luật quy định cụ thể điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, đối với các trường dự bị đại học (DBĐH) đến thời điểm này vẫn chưa có Điều lệ.
Chuyên đề -
Văn Hoa - Tấn Vịnh -
06:44, 23/11/2023 Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
Dù mới học lớp 1, cơ thể nhỏ thó… nhưng Y Juyên tình nguyện làm “đôi chân” cho cậu bạn cùng làng đến trường học chữ. Đó là tấm gương sáng giàu nghị lực vượt khó, là hình ảnh về một tình bạn đẹp của hai học trò người Ba Na.
Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chuyên đề -
T.Nhân - H.Trường -
05:57, 23/11/2023 Khu vực miền núi Quảng Nam gồm 9 huyện: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào DTTS. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tích cực triển khai các chính sách dân tộc, làm thay đổi tích cực diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyên đề -
Đỗ Long- Tùng Lâm -
05:42, 23/11/2023 Ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bà con người Rơ Măm tin yêu già làng A Ngốc lắm. Bởi ông không chỉ giúp họ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng đời sống ngày càng phát triển.