Để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc Đan Lai tại vùng lõi VQG, các cấp ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG cũng đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, do phải đảm bảo thủ tục pháp lý nên việc giao đất, cấp sổ đỏ cho người dân vẫn đang tiếp tục điệp khúc… chờ, kéo theo các chính sách hỗ trợ cho đồng báo cũng chưa thể thực hiện.
Cùng với chính quyền, những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nêu cao cảnh giác, không nghe và không theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự, các phong trào thi đua sản xuất..., nhờ đó, đồng bào các dân tộc trên khắp buôn làng Tây Nguyên luôn được bình yên, đoàn kết xây dựng cuộc sống đầy đủ, no ấm, đồng thời góp phần đưa buôn làng ngày càng phát triển.
Trải qua gần 20 năm bảo tồn và phát triển sau khi được UNESCO vinh danh, di sản văn hóa cồng chiêng ngày càng sống động, thân thuộc hơn trong đời sống cộng đồng dân cư các dân tộc Tây Nguyên. Cùng với phát huy vai trò chủ thể của di sản văn hóa, Gia Lai đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng - bản sắc văn hóa đặc trưng của các DTTS Tây Nguyên.
Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
11:18, 24/11/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng các Bộ, ngành liên quan chỉ còn 2 năm nữa để thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao trong việc biên soạn sách giáo khoa (SGK), tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng DTTS; đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy tiếng DTTS. Nếu cứ “chạy đua” thì chắc chắn mục tiêu sẽ không hoàn thành, những hạn chế trong việc dạy học tiếng DTTS chưa thể được giải quyết.
Chuyên đề -
Cù Hương - Sỹ Hào -
08:47, 24/11/2023 So với mức bình quân 53 DTTS nói chung, với 14 dân tộc có khó khăn đặc thù nói riêng, đồng bào dân tộc Bố Y sinh sống tập trung thành cộng động ở các địa phương không thiếu hụt nhiều dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ nghèo cũng không quá cao. Vậy, ngoài tiêu chí dân số ít, một trong những khó khăn cho sự phát triển đột phá của dân tộc Bố Y hiện nay là, đại đa số lao động (LĐ) chủ yếu làm “Nghề đơn giản”; tỷ lệ LĐ qua đào tạo, nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn khá thấp.
Những năm gần đây, việc triển khai thực hiện mô hình thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái tại xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân tại nơi đây, mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp Lào Cai, góp phần bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân.
Song song với việc chủ động tuyên truyền thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) luôn tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất để từng bước thoát nghèo bền vững. Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 32,2 triệu đồng/người/năm; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố…
LTS: Hàng trăm hộ dân tộc Đan Lan sinh sống ở bản Búng và Cò Phạt lâu đời trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Định cư đã lâu, nhưng người dân chưa được cấp đất ở, đất sản xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất. Do vậy, khi chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn và gần đây nhất triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 cho người Đan Lan cũng đều vướng mắc...
Thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện có 372 hộ, với hơn 2 nghìn nhân khẩu. Đồng Tâm là thôn có dân số đông nhất của xã, với 100% là đồng bào theo đạo Công giáo. Với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, hơn 30 năm qua ông Đoàn Xuân Quý luôn tích cực, tận tụy với công việc tuyên truyền vận động giáo dân đoàn kết, chấp hành chính sách pháp luật, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.
Họ còn là tấm gương sáng, vận động, tuyên truyền bà con dân bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, gìn giữ bản sắc văn hóa, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước… Đó là những người phụ nữ ở bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) – nơi có cộng đồng người Chứt sinh sống.
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã triển khai trong nhiều năm qua đã và đang làm thay đổi căn bản, toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi đổi trên tất cả các lĩnh vực lĩnh vực. Niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước được củng cố và tăng cường hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được khởi sắc.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Mới đây nhất, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã thiết kế riêng một dự án (Dự án 9) “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Để hiểu hơn về các chính sách dành cho nhóm dân tộc này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) về vấn đề này.
Ông Hoàng Sín Hòa, Người có uy tín của Thôn Pạc Ngam, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai năm nay đã bước sang tuổi 79. Hàng chục năm qua, ông đã lặn lội khắp các bản, làng đê vực dậy làn điệu dân ca của người Nùng Dín trước nguy cơ mai một, thất truyền, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc tại địa phương.
Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã triển khai các chương trình như “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn biên phòng” nhằm quan tâm, chăm sóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng DTTS, khu vực biên giới (KVBG) biển. Thông qua đó, giúp nhiều em được đến trường học tập, góp phần tích cực vào sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa khu vực biên giới biển của tỉnh.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình. Để hiểu thêm về những kết quả đạt được và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là Ban Dân tộc tỉnh - với vai trò là cơ quan Thường trực Chương trình MTQG 1719, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 257 nghìn người DTTS, chiếm 14,2% dân số. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động Nhân dân trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ Người có uy tín- lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động và đi đầu trong các phong trào thi đua trên các lĩnh vực ở cơ sở
Một trong dấu ấn nổi bật làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương trong tỉnh Lạng Sơn là sự cải thiện đáng kể về hạ tầng giao thông. Ngoài những công trình, tuyến đường quan trọng, còn có rất nhiều công trình giao thông đến vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư...; Để có kết quả này, là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, trong việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình MTQG; nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, người dân đồng lòng để thực hiện.
Vượt lên nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, em La Thị Chuẩn, sinh năm 2006, người Sán Chí, học sinh trường THPT Sơn Động số 1 là một trong những gương sáng của trường cũng như của địa phương bởi thành tích học tập đáng nể. Với những đóng góp của mình, em Chuẩn là một trong số các học sinh điển hình được tặng Giấy khen tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Sơn Động (Bắc Giang) lần thứ Nhất, năm 2023.
Ngày 23/11, UBND huyện Đăk Glei đã tổ chức Hội nghị phối hợp bảo vệ an ninh biên giới và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội lần thứ XVIII giữa huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với huyện Xản Xay, tỉnh Attapư và huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).