Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Chuyên đề - Sỹ Hào - 11:36, 06/12/2023
Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do tư duy nhiệm kỳ. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Chuyên đề - Cù Hương - Sỹ Hào - 08:42, 06/12/2023
Là dân tộc có dân số ít nhất cả nước, những năm qua, dân tộc Ơ Đu đã được thụ hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội; khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng để bảo vệ, phát triển dân tộc Ơ Đu thì vẫn cần một cách làm mới.
Bình Thuận: Những chính sách đi vào cuộc sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bình Thuận: Những chính sách đi vào cuộc sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyên đề - Thành Nhân - 05:41, 06/12/2023
Thời gian qua, Bình Thuận rất quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Nhiều chính sách được tỉnh triển khai, hỗ trợ, đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, nâng lên. Đặc biệt là chính sách giao khoán, bảo vệ rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Biên phòng Hà Tiên (Kiên Giang): Phối hợp hiệu quả với ngành chức năng trong hoạt động chăm lo đồng bào DTTS khu vực biên giới

Biên phòng Hà Tiên (Kiên Giang): Phối hợp hiệu quả với ngành chức năng trong hoạt động chăm lo đồng bào DTTS khu vực biên giới

Chuyên đề - Tiến Vinh - Minh Triết - 05:25, 06/12/2023
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) còn chú trọng triển khai nhiều hoạt động, phần việc chăm lo cho đồng bào DTTS khu vực biên giới; phối hợp triển khai thực hiện công tác dân tộc theo kế hoạch giữa hai đơn vị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Ban Dân tộc tỉnh ký kết. Tổng kết công tác năm 2023, đơn vị được xét là đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”.
Yên Bái: Nỗ lực triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Yên Bái: Nỗ lực triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Chuyên đề - Văn Hoa - 05:13, 06/12/2023
Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, hỗ trợ nước sinh hoạt, góp phần giúp bà con giảm nghèo, là điểm tựa để người dân có thêm động lực, yên tâm phát triển kinh tế...
Trà Vinh: Người có uy tín tham gia vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Trà Vinh: Người có uy tín tham gia vận động đồng bào DTTS thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Như Tâm - Lê Vũ - 05:12, 06/12/2023
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào trong phum sóc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…Đặc biệt khi có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Người có uy tín đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.
Thiếu tá quân y và bài thuốc giải độc lá ngón ở vùng miền núi

Thiếu tá quân y và bài thuốc giải độc lá ngón ở vùng miền núi

Chuyên đề - An Yên - 05:08, 06/12/2023
Chỉ vài ba loại cây quanh vườn nhà, Thiếu tá, bác sĩ quân y Lê Anh Đức – Đồn biên phòng Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), đã sáng chế ra bài thuốc dân gian giải độc lá ngón hữu hiệu. Chính anh cũng là người đã cấp cứu kịp thời, để nhiều cuộc đời thay đổi, nhiều cuộc sống hồi sinh với những hy vọng mới…
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín Kha Văn Toàn “Nghỉ hưu, không nghỉ việc”

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín Kha Văn Toàn “Nghỉ hưu, không nghỉ việc”

Chuyên đề - Khánh Ngân - 05:05, 06/12/2023
Nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, cũng trong năm đó ông Kha Văn Toàn được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Người uy tín ở bản Tam Bông, xã Tam Quang huyện Tương Dương (Nghệ An). Luôn suy nghĩ tích cực “nghỉ hưu, nhưng không nghỉ việc xã hội”, ông Toàn đã gương mẫu tiên phong tham gia các phong trào thi đua, phong trào hoạt động vì cộng đồng ở địa phương; đặc biệt chăm chỉ lao động sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi “nói dân tin, làm dân theo”.
Gặp cô giáo dạy hát dân ca ở Thượng Minh

Gặp cô giáo dạy hát dân ca ở Thượng Minh

Chuyên đề - Phóng sự: Giang Lam - Như Anh - 20:22, 05/12/2023
Ngay từ thời còn con gái, chị Húng Thị Luyến đã theo các bà, các mẹ học những câu dân ca Pà Thẻn. Tất cả phải tự nghe rồi thuộc bằng trí nhớ, tối về nằm lẩm nhẩm đọc, ghi vào một cuốn vở dày cộp. Gần đây, chị lọ mọ đi xe máy lên huyện ngồi nhờ máy tính của người thân để gõ văn bản lưu thành một file riêng. Chị bảo: “Có thế này thì không sợ con gián, con mối gặm mất trang vở, hao hụt cái chữ nữa. Mà tiện lắm! học trò có lúc đêm hôm cao hứng gọi hỏi đoạn này hát tiếp thế nào cô giáo ơi! Thế là mình dậy cầm cái điện thoại ấn 1 cái…. 2 giây sau là trò nhận được đầy đủ, nhớ bài ngay”. Hành trình làm cô giáo dạy hát dân ca của chị Húng Thị Luyến giản dị và đáng yêu như thế!
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Thương hiệu quốc gia đặc biệt (Bài 2)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Thương hiệu quốc gia đặc biệt (Bài 2)

Chuyên đề - Văn Hoa - 16:55, 05/12/2023
Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được trao truyền qua bao thế hệ; trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chuyên gia Ấn Độ khảo sát các di tích Chăm ở Quảng Nam

Chuyên gia Ấn Độ khảo sát các di tích Chăm ở Quảng Nam

Chuyên đề - Thùy Như - 16:46, 05/12/2023
Vừa qua, Đoàn chuyên gia của cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ (ASI) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ đã đến Quảng Nam bắt đầu quá trình nghiên cứu, bảo tồn một số nhóm tháp Chăm ở Quảng Nam.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Tạo điều kiện để lễ hội

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Tạo điều kiện để lễ hội "hồi sinh" (Bài 2)

Chuyên đề - Hòa Bình - 16:19, 05/12/2023
Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động phục dựng, bảo tồn nét văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương; trong đó thông qua nhiều lễ hội, nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số được phục dựng. Qua đó, tạo điểm nhấn, nét đặc trưng riêng để thúc đẩy sự bứt phá mới trong phát triển cho du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
Tương Dương (Nghệ An): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín

Tương Dương (Nghệ An): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín

Chuyên đề - An Yên - 11:31, 05/12/2023
Tương Dương là huyện 30a, có địa bàn rộng, trải dài, chia cắt, tiếp giáp với nước bạn Lào. Điểm xuấ phát thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại… Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống, tạo việc làm, đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ bản sắc văn hóa… địa phương xác định vai trò nòng cốt quan trọng của đội ngũ Người có uy tín , vì vậy địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách cho đội ngũ này.
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Chuyên đề - Hoàng Thùy - 11:11, 05/12/2023
Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Chuyên đề - Cù Hương - Sỹ Hào - 11:09, 05/12/2023
Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Chuyên đề - Thúy Hồng - 10:10, 05/12/2023
Triển khai các chương trình, dự án về bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, tại nhiều thôn, bản ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được đầu tư thiết chế văn hóa, khôi phục, thành lập các câu lạc bộ dân ca dân vũ, hỗ trợ chính sách cho các nghệ nhân để bảo tồn văn hóa phi vật thể…Qua đó, giúp đồng bào nhất là ở các bản du lịch cộng đồng thêm nguồn lực đẩy để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Chương trình MTQG 1719 đã giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết tại vùng DTTS tỉnh Hòa Bình

Chương trình MTQG 1719 đã giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết tại vùng DTTS tỉnh Hòa Bình

Chuyên đề - Văn Hoa - 06:50, 05/12/2023
Sau hơn 2 năm tỉnh Hòa Bình tổ chức, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất tại vùng đồng bào đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Chuyên đề - Văn Hoa - 04:29, 05/12/2023
Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Chuyên đề - Ngọc Chí - 04:22, 05/12/2023
Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Chuyên đề - Hòa Bình - 04:14, 05/12/2023
Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.