Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Lương Cường: Sự sáng tạo và tài hoa là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống

PV - 17:25, 10/06/2025

Chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường: Sự sáng tạo và tài hoa là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường: Sự sáng tạo và tài hoa là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống. Ảnh: TTXVN

Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các nghệ nhân tiêu biểu, đại diện cho hơn 5.400 làng nghề trong cả nước.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt cho biết, làng nghề Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của đất nước. Những sản phẩm làng nghề luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền, lưu giữ tinh hoa văn hóa ngàn đời của Nhân dân ta. Nghề truyền thống trong các làng nghề được truyền lại qua nhiều thế hệ, được chắt lọc và phát triển là tài sản quý của đất nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong gần 40 năm đổi mới, làng nghề Việt Nam đã có bước phục hồi và phát triển lớn.

Hiện nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề. Trong 20 năm hoạt động, với hơn 13.000 hội viên cá nhân và hội viên tập thể, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động tháo gỡ khó khăn cho hội viên, quảng bá và xây dựng thương hiệu nhiều làng nghề. Hiệp hội tổ chức các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ để nhiều sản phẩm của hội viên có cơ hội phát triển mạnh mẽ trên thị trường trong nước và xuất khẩu; có nhiều cố gắng trong thực hiện vai trò phản biện xã hội, tập hợp rộng rãi ý kiến của hội viên trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật và có đóng góp thiết thực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống người dân ở các làng nghề.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống; đồng thời đã tích cực tham gia truyền dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện hàng trăm lớp đào tạo nghề, các chương trình “Khởi sự doanh nghiệp”, “Quản trị doanh nghiệp”, giúp các doanh nghiệp làng nghề hoạt động hiệu quả, thiết thực. Nhiều nghệ nhân của làng nghề Việt Nam đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

Chủ tịch nước Lương Cường ghi nhận và biểu dương những kết quả rất đáng tự hào của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và của các nghệ nhân cả nước thời gian qua. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường ghi nhận và biểu dương những kết quả rất đáng tự hào của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và của các nghệ nhân cả nước thời gian qua. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt, đại diện các làng nghề đã đề cập tới quá trình phát triển của mỗi làng nghề, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình gìn giữ, tiếp nối những nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều đời trong bối cảnh thực tiễn cuộc sống có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại; đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị để có thể bảo tồn và phát triển thế mạnh của các làng nghề truyền thống, qua đó phát huy những giá trị tinh hoa cho dân tộc.

Bày tỏ vui mừng được gặp các nghệ nhân tiêu biểu đại diện cho hơn 5.400 làng nghề trong cả nước, Chủ tịch nước Lương Cường chỉ rõ, đất nước đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử kéo dài hàng nghìn năm, văn hóa Việt Nam được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ, với những dấu ấn sâu sắc, khắc họa nên non sông, đất nước Việt Nam tươi đẹp; con người Việt Nam thông minh, khéo léo, đoàn kết, kiên cường, nhân văn, hòa hiếu rất đáng tự hào. Và một trong những nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đó chính là các làng nghề truyền thống. Các làng nghề là nơi lưu giữ nét văn hóa thuần Việt, là nơi sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không chỉ có giá trị sử dụng, mà còn mang tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tài hoa, sáng tạo và khéo léo của nghệ nhân Việt Nam; đồng thời là nơi giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch nước khẳng định, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng, Bác Hồ và Nhà nước luôn quan tâm, đề cao, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để các làng nghề, nghệ nhân có cơ hội phát triển, cống hiến tài năng, sáng tạo, giữ gìn, bảo tồn và cung cấp nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, đóng góp tích cực vào nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Vui mừng trước sự phát triển lớn mạnh của lực lượng nghệ nhân, với đội ngũ đông đảo, có tay nghề cao được xã hội công nhận, Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian qua, trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, với lòng yêu nghề, trách nhiệm và tâm huyết cháy bỏng, các nghệ nhân và làng nghề đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường để vươn lên và đã có bước phát triển mới.

Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu. Ảnh: TTXVN

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương những kết quả rất đáng tự hào của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và của các nghệ nhân cả nước thời gian qua; đồng thời hoan nghênh các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra các chính sách, giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn, tôn vinh, phát triển làng nghề truyền thống, tạo sinh kế cho người dân, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống cùng bản sắc văn hóa làng nghề trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

Nêu rõ đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng với nhiều thuận lợi, thời cơ, đan xen không ít khó khăn, thách thức, Chủ tịch nước cho rằng trong quá trình phát triển, thủ công mỹ nghệ cũng là ngành chịu sự cạnh tranh gay gắt do yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập quốc tế và phát triển đất nước và dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất đáng tự hào, song cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề hiện nay vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn cần được khắc phục và tháo gỡ.

Trong bối cảnh đó, để làng nghề tiếp tục phát triển mạnh mẽ, để những sản phẩm thủ công truyền thống ngày càng vươn xa, có uy tín và thương hiệu ngày càng lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, ngành, địa phương, Hiệp hội làng nghề và các nghệ nhân cần đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội.

Theo Chủ tịch nước, sự sáng tạo và tài hoa của các nghệ nhân là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự độc đáo và giá trị bền vững cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống; các nghệ nhân không chỉ là những thợ lành nghề mà còn là những người mang trong mình khát vọng sáng tạo, niềm đam mê và tình yêu lớn với nghề.

Đánh giá trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước, làng nghề vẫn là nơi bảo đảm cuộc sống vững bền, là trụ đỡ an toàn, gần gũi dễ tiếp cận nhất cho lực lượng lao động nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch nước lưu ý cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ đối với lực lượng lao động trẻ của khu vực nông thôn; không ngừng quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của Nhân dân các làng nghề.

Cùng với đó, Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, hiệp hội, hội nghề, hội làng nghề, ngành hàng trong liên kết, tập hợp sức mạnh cùng phát triển; tổ chức sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng và xã hội; đồng thời, phải đặc biệt chú ý xây dựng, bảo vệ thương hiệu và tổ chức tạo nguồn nguyên liệu bền vững trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, Chủ tịch nước đề nghị phải tích cực phổ biến, cập nhật kiến thức, đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề một cách có hệ thống, bài bản; tăng cường kỹ năng, thị hiếu thị trường, khơi dậy tài năng sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sản xuất; nâng cao hiểu biết pháp luật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tạo không gian, môi trường thuận lợi để các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi và nhân dân làng nghề phát triển tối đa tiềm năng.

Chủ tịch nước cho rằng, song song với đó cần đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường trong các làng nghề, tuyên truyền, vận động Nhân dân triển khai áp dụng mô hình phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; phát triển nghề đi đôi với phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống an toàn cho Nhân dân trong các làng nghề.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của đại diện hiệp hội và các nghệ nhân, Chủ tịch nước ghi nhận và đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường nghiên cứu, đề xuất tham mưu các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở Việt Nam; đồng hành, hỗ trợ các làng nghề, khuyến khích tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tôn vinh, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi, đặc biệt là thế hệ trẻ gắn bó, giữ gìn, bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Các bộ, ngành quan tâm hơn nữa đến chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân; bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tiếp tục đẩy mạnh việc công nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước - Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú kịp thời, có tính lan tỏa cao./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mưa lớn, Quốc lộ 7 lại tắc nghẽn

Mưa lớn, Quốc lộ 7 lại tắc nghẽn

Chiều tối 27/7, khu vực miền núi Nghệ An mưa to. Nước từ đồi cao tràn xuống kéo theo một lượng bùn đất lớn phủ kín Quốc lộ 7, giao thông lên các xã miền núi thuộc địa phận xã lại ách tắc.
Lấy sức người vượt sức thiên tai

Lấy sức người vượt sức thiên tai

Thời sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Lũ dữ đã lùi xa nhưng hậu quả còn rất nặng nề ở xã Mường Xén (Nghệ An). Nhưng rồi họ - những con người đã từng chống chọi với nước lũ đến, thì nay lại đang tiếp tục khắc phục hậu quả khi lũ đi, với một tâm thế lấy sức người vượt sức thiên tai.
Bác sĩ vùng cao giúp sản phụ

Bác sĩ vùng cao giúp sản phụ "vượt cạn" thành công, khi trở về thấy nhà đã bị lũ cuốn trôi

Xã hội - Thanh Hải - 3 giờ trước
Cứu được người nhưng không cứu được nhà của mình. Lương tâm của người bác sĩ không cho vợ chồng tôi lựa chọn khác. Nhưng còn người, còn của, chúng tôi sẽ làm lại từ đầu. Ấy là tâm sự của bác sĩ Đậu Văn Dũng, Trung tâm Y tế xã Tương Dương khi nhớ lại câu chuyện giúp sản phụ "vượt cạn" thành công, khi về thì nhà đã bị lũ cuốn trôi.
Quảng Ngãi: Hai xe tải tông nhau, tài xế kẹt trong ca bin

Quảng Ngãi: Hai xe tải tông nhau, tài xế kẹt trong ca bin

Tin tức - Phạm Nguyên - 5 giờ trước
Trên tuyến tỉnh lộ 675, đoạn qua xã Ngọk Bay, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe tải, tài xế kẹt trong ca bin. Lực lượng chức năng phải cạy cửa, đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được” để thoát nghèo, làm giàu

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được” để thoát nghèo, làm giàu

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Như thông tin đã đưa, từ ngày 26 đến 27/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Bộ, ở tỉnh Sơn La đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa to kéo dài đã gây lũ tại nhiều xã trong tỉnh, làm thiệt hại về người, nhà cửa, hoa màu và các công trình...
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Bạn đọc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Điều chỉnh thời gian tích nước thủy điện, dân có cơ hội thu tiền tỷ”, UBND xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủy điện Plei Krông cân đối lưu lượng xả nước phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng hoa màu của Nhân dân.
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 7 giờ trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tổng Bí Thư Tô Lâm dự Lễ khởi công Trường liên cấp Tiểu học, THCS xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên

Tổng Bí Thư Tô Lâm dự Lễ khởi công Trường liên cấp Tiểu học, THCS xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 27/7, tại Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở (THCS) xã Si Pa Phìn.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.