Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi

Thanh Huyền - 22:35, 19/04/2023

Chiều 19/4, tại tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội thảo
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội thảo

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo 17 Ban Dân tộc thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp chính quyền địa phương. Ban Dân tộc tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả tích cực; UBND tỉnh đã quyết liệt, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành có liên quan tham mưu triển khai Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ, các Thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương theo từng Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Đến nay, hầu hết các quy định, các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện Chương trình thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh đã được ban hành; các sở, ban ngành và UBND các huyện đã triển khai thực hiện đạt được một số kết quả nhất định; trong năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm 5,37%, từ 35,64% xuống còn 30,27% (đạt mục tiêu đề ra là 4%); tỷ lệ hộ cận nghèo là 13,99%.

Sự vào cuộc, quyết tâm chính trị, kết quả bước đầu của tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi cũng là quyết tâm chung của nhiều địa phương trên cả nước.

Tại Hội thảo, các đại biểu khẳng định ý nghĩa to lớn của Chương trình MTQG DTTS và miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, chia sẻ nhiều kinh nghiệm, những kết quả, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình về văn bản hướng dẫn, đối tượng, định mức hỗ trợ, cơ chế thực hiện của từng dự án, tiểu dự án cụ thể.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định ý nghĩa của Hội thảo và cho rằng, Hội thảo đã được lắng nghe nhiều ý kiến chia sẻ tâm huyết của các địa phương, bộ, ngành nhằm chia sẻ những cách làm hay, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Thời gian tới, để triển khai hiệu quả Chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các địa phương nghiên cứu kỹ hệ thống văn bản hướng dẫn; tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; làm tốt chế độ thông tin báo cáo; giải quyết kịp thời những phát sinh thuộc thẩm quyền cấp tỉnh; tham mưu kịp thời trả lời các nội dung văn bản xin ý kiến của Trung ương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chia sẻ, giải đáp từng nội dung cụ thể liên quan đến những vướng mắc của các địa phương và đề nghị các vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc tiếp tục tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để tham mưu, đề xuất hướng giải quyết theo thẩm quyền. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

Sắc màu 54 - Như Tâm - Lê Vũ - 1 giờ trước
Nhân dịp Lễ Sen Dotal của đồng bào Khmer, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội Đua bò Bảy núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 và Chương trình biểu diễn Mô tô địa hình tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô (sân đua bò huyện Tri Tôn).
Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mường Lèo khai giảng lớp xóa mù chữ năm học 2023.
Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Pháp luật - Tuấn Trình - 2 giờ trước
Thời gian qua, Công an tỉnh Lạng Sơn đã đấu tranh quyết liệt với các hành vi buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình, chỉ riêng trong 2 ngày 28 và 29/9, đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu.
Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 4 giờ trước
Trưa 3/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 368/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với bão Koinu ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).
Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Thừa Thiên Huế: Tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Thừa Thiên Huế: Tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Ngày 3/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho 20 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan, Lào.
Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Sức khỏe - T.Hợp - 6 giờ trước
Theo BHXH Việt Nam trong năm học 2023-2024, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) không chỉ được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi ốm đau…
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Trương Vui - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…