Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chân thành, tin cậy, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Nhật Bản-Việt Nam

PV - 19:54, 01/03/2025

Chiều 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Nguyễn Chí Dũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam, một số địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản tham dự Tọa đàm (Ảnh: TRẦN HẢI).
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản tham dự Tọa đàm. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tại Tọa đàm, các tham luận tập trung vào hai chủ đề chính: Đầu tư hướng tới tương lai; Hướng tới triển khai ODA thế hệ mới. Theo đó, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản bày tỏ vui mừng tham dự Tọa đàm với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam; đánh giá triển vọng tươi sáng của kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển; đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam ngày càng được cải thiện và là điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhật Bản; là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu; bày tỏ mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch…, các ngành nghề mới nổi như công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số; công nghệ cao, hàng không, điện tử, logistics…; đồng thời kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam quan tâm, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Tọa đàm (Ảnh: TRẦN HẢI).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Tọa đàm. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tại Tọa đàm, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhấn mạnh, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn, tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam; các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới; cá nhân Đại sứ mong muốn được lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó có sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Điều này góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Đại sứ cho biết, hiện nay, Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đã vượt mốc 77 tỷ USD; kim ngạch thương mại song phương tăng mạnh, đạt 54 tỷ USD năm ngoái. Việt Nam đang hướng đến kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại sứ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản, trở thành cơ hội để phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Quang cảnh cuộc Tọa đàm (Ảnh: TRẦN HẢI).
Quang cảnh cuộc Tọa đàm. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đại sứ bày tỏ, hai nước đã nỗ lực đưa Tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động, trở thành biểu tượng của quan hệ hai nước. Các bên liên quan Nhật Bản rất vui mừng khi chứng kiến dự án được Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển mạng lưới giao thông đô thị, kết nối các địa phương lân cận của Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc giải quyết các vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản. Khi Chính phủ Việt Nam thiện chí giải quyết các vấn đề vướng mắc thì sẽ giúp mở rộng quy mô hợp tác ODA, đầu tư, đặc biệt thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng kể cả dự án điện hạt nhân…, là chất xúc tác cho Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Đại sứ hy vọng Tọa đàm này không chỉ là cơ hội hợp tác giữa hai Chính phủ mà còn là cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp hai nước. Đại sứ mong rằng, các bên sẽ nhận được sự chỉ đạo quý báu của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để cùng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naokia, lãnh đạo các tập đoàn Nhật Bản (Ảnh: TRẦN HẢI).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naokia, lãnh đạo các tập đoàn Nhật Bản (Ảnh: TRẦN HẢI).

Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự tham dự Tọa đàm của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, thể hiện sự chân thành, tình cảm, tin cậy giữa hai bên, nỗ lực trách nhiệm, hiệu quả. "Chúng ta thể hiện thẳng thắn, trao đổi hết vướng mắc, bất cập, các bên phải có trách nhiệm cùng xử lý với tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán" - Thủ tướng nêu ý kiến.

Về vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của Việt Nam mà phía Nhật Bản nêu ra, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang thực hiện rất tích cực công cuộc này, từ ngày 1/3, các bộ mới chính thức hoạt động, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả; tinh thần phân cấp, phân quyền nhiều hơn, giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó khăn mà những cơ chế, chính sách và thể chế đang còn vướng, mục tiêu cuối cùng là tạo thuận lợi, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động, tăng cường quản trị thông minh để sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn. Quá trình vận hành cũng có thể trục trặc, do đó Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản phản ánh với các cơ quan chức năng.

Việc cải cách bộ máy cần phải được thực hiện sâu rộng hơn nữa từ nay đến năm 2026, tinh thần là “vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào, cấp đó tháo gỡ, vượt thẩm quyền thì phải báo cáo cấp thẩm quyền”. Chính phủ khẳng định quyết tâm giảm thủ tục hành chính, giảm tiêu cực, xóa bỏ cơ chế xin-cho, không để ảnh hưởng công việc kinh doanh.

Về giải quyết các vướng mắc của phía Nhật Bản ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng giao lãnh đạo Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho phía Nhật Bản từ nay đến ngày 30/4/2025. Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc việc giải quyết các tranh chấp: những gì hiện thực thì không gì không thể giải quyết, những gì là phi vật thể thì cố gắng lượng hoá trên tinh thần tin cậy, công khai, minh bạch. Khi giải quyết không được quan liêu, lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, phải hợp tác với nhau để xử lý. Mong phía Nhật Bản cung cấp đầy đủ tài liệu thuyết phục để hai bên ngồi lại với nhau. Thành phố Hồ Chí Minh đầy đủ công cụ để chủ động giải quyết.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam và Nhật Bản coi trọng sự tin cậy, chân thành, giá trị cốt lõi của hai dân tộc hỗ trợ phát triển trên tinh thần Đối tác chiến lược toàn diện; vì lợi ích tổng thể để giải quyết thật nhanh vấn đề. Thủ tướng nêu rõ, Thành phố Hồ Chí Minh đã có một tuyến đường sắt đô thị vận hành rất tốt và hiệu quả, do đó phải lấy thành quả tổng thể để giải quyết những vấn đề nhỏ.

Về tình hình Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh năm 2024 có nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã vượt qua, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng; giữ ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, đáp ứng thị trường lao động; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư FDI, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư FDI cũng rất cao.

Thủ tướng khẳng định trong thành công chung này có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản, là nhà đầu tư, đối tác thương mại lớn thứ ba tại Việt Nam. Tuy nhiên dư địa phát triển còn rất lớn, trên 60% số doanh nghiệp lạc quan về thị trường này; đáng chú ý các doanh nghiệp Nhật Bản tập trung vào các ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ tiêu dùng.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, Đại sứ Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản đồng cam cộng khổ cùng thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024. Hai bên còn những vướng mắc nêu ra tại Toạ đàm này, do đó sẽ phải quyết tâm giải quyết.

Thủ tướng nêu rõ, Nhật Bản đã góp phần phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam, nhờ đó nhiều chỉ số được các tổ chức quốc tế đánh giá đều thăng hạng.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, hai bên còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Hai bên cần bình tĩnh để giải quyết. Chính phủ Việt Nam đã phân công trách nhiệm giải quyết; mong các bên giải quyết trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện.

Về mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam ưu tiên cho tăng trưởng, cụ thể tăng trưởng 8% năm nay, những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số. Muốn vậy, Việt Nam tập trung 3 đột phá chiến lược, đó là đột phá về thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" để giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, giảm đi lại, ứng dụng chuyển đổi số, giảm các chi phí khác, tăng cường phân cấp, phân quyền, xoá bỏ cơ chế xin-cho; tăng cường cải cách tổ chức bộ máy, giảm khâu trung gian, giảm tham nhũng vặt. Phải xây dựng được thể chế thông thoáng để phục vụ người dân, doanh nghiệp, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo.

Đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao… để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo không gian phát triển mới, tạo giá tăng của đất đai, giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh, nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, mang lại năng suất lao động, tay nghề cao, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Việt Nam đang nỗ lực giảm 30% thủ tục hành chính.

Về các dự án của JICA và các dự án khác, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp Bộ Tư pháp rà soát lại các thủ tục, quy trình, sửa các Nghị định liên quan, nhất là sửa Nghị định về thuế đối với viện trợ không hoàn lại, vấn đề này phải được làm trong tháng 3.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản khai thác các dư địa còn rất rộng của quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện; mong Nhật Bản nói chung, doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng ủng hộ, hưởng ứng và hỗ trợ Việt Nam thực hiện thúc đẩy đạt tăng trưởng 8% năm 2025 và những năm tiếp theo.

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản với kinh nghiệm, nguồn lực, uy tín hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn đầu tư dịch chuyển, tài chính xanh, chương trình Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC), quỹ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Chính phủ Nhật Bản; thúc đẩy các dự án năng lượng trị giá nhiều tỷ USD; với chủ trương hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, hướng tới chất lượng, bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tận dụng thế mạnh là sản xuất chíp bán dẫn, năng lượng tái tạo, hydrogen, hỗ trợ Việt Nam triển khai các trung tâm tài chính; công nghiệp sinh học, phát triển internet vạn vật, điện toán đám mây, quang lượng tử, vật liệu mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác củng cố các chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao vì lợi ích hai bên theo hướng đa dạng, bền vững. Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm triển khai nhanh các dự án trọng điểm nhất là dự án công nghệ cao có ý nghĩa, biểu tượng quan hệ hai nước như dự án phóng vệ tinh. Các nhà đầu tư Nhật Bản hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu của Nhật Bản, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Tăng cường hợp tác ODA thế hệ mới theo hướng mở rộng quy mô, giảm thủ tục với điều kiện thuận lợi hơn để giải ngân nhanh hơn.

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra các quyết định nhanh hơn, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam để hài hòa hóa thể chế hai nước. Chính phủ Việt Nam cam kết luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản; bảo đảm kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính sách để các doanh nghiệp đầu tư lâu dài, có kế hoạch mang tính chiến lược nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; mong các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là cứ điểm, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, góp phần vào phát triển lâu dài.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cùng lắng nghe, thấu hiểu, luôn chia sẻ tầm nhìn, hành động để cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 10 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.
Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Sức khỏe - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Bạch Văn Dương, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có 28/28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (giai đoạn 1: 2021- 2025), gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho 181.219 người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Đánh thức giấc mơ làng cổ

Đánh thức giấc mơ làng cổ

Sắc màu 54 - Bùi Nguyên Khôi - 1 giờ trước
Làng Mơ H’ra - Đáp vốn là 2 làng cổ nằm sát nhau của đồng bào Ba Na vẫn giữ vẹn nguyên nếp sống trăm năm. Trong giấc mơ làng cổ, Mơ H’ra - Đáp được phục hồi di sản quý của cộng đồng để phát triển du lịch với truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của khu vực này.
An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 17/6, tại Tp. Châu Đốc (An Giang), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh An Giang (17/6/1976 - 17/6/2025). Đến dự có ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Kinh tế - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời tiết diễn biến bất thường khiến tỷ lệ đậu trái thấp, nông dân thủ phủ sầu riêng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thấp thỏm lo âu sản lượng sầu riêng giảm. Trong khi đó, nông dân chưa có giải pháp nào để đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết.
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 15/6/2025, sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là việc sử dụng biển số xe cũ sau sáp nhập: có phải đổi biển số mới hay không?
Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thực hiện Thông báo số 4695 của tỉnh ủy Lào Cai, từ ngày 17 đến ngày 30/6, 48/48 xã mới sẽ vận hành thử nghiệm gắn với chuẩn bị hoạt động cấp xã sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Sau nhiều ngày người dân bức xúc phản đối, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện hệ thống ống ngầm xả thải trái phép ra môi trường, gây ô nhiễm, từ một trang trại lợn quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy.