Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp bách bảo vệ rừng và động vật hoang dã

T.H - 22:14, 10/06/2024

Ngày 10/6, thông tin từ UBND huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, trước thông tin người dân phát hiện hổ xuất hiện trong rừng Đìu Đo, xã Trường Sơn, ông Trần Xuân Tình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh đã ký văn bản số 644/UBND - HKL yêu cầu chủ rừng cấp bách bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.


Hổ Việt Nam đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hai nguyên nhân chính đó là bị săn bắt, buôn bán trái phép và mất sinh cảnh sống
Hổ Việt Nam đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hai nguyên nhân chính đó là bị săn bắt, buôn bán trái phép và mất sinh cảnh sống

Chị Hồ Thị Vinh và Hồ Thị Tha (bản Trung Sơn) khi vào khu vực rừng Đìu Đo, xã Trường Sơn, cách thượng nguồn suối Chà Cùng 1km, để lấy mây và hái rau làm thức ăn thì giáp mặt với một con hổ lớn cách khoảng 20-30m. Khi về bản kể lại sự việc, chị Tha và chị Vinh được cụ bà Hồ Thị Nương (70 tuổi, bản Trung Sơn), xác nhận, trước đó vào rừng Đìu Đo lấy mây cũng nghe tiếng hổ gầm.

Trước thông tin này, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh đã ký văn bản số 644/UBND - HKL yêu cầu chủ rừng cấp bách bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. 

Theo đó, công văn yêu cầu Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh triển khai các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã; thường xuyên nắm bắt thông tin để ngăn chặn các hành vi săn bắt, bẫy động vật rừng trái pháp luật trong lâm phận quản lý.

Bên cạnh đó, tổ chức chốt chặn, không để người dân tự ý vào rừng khai thác lâm sản; săn, bắt bẫy động vật hoang dã. Phối hợp với chính quyền xã Trường Sơn và lực lượng chức năng để kiểm tra, xác minh thông tin về việc người dân nhìn thấy hổ trong rừng thuộc lâm phận do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý.

UBND huyện Quảng Ninh cũng yêu cầu UBND xã Trường Sơn thông báo và khuyến cáo người dân cảnh giác và giữ khoảng cách an toàn với khu vực mà một số người dân báo phát hiện động vật hoang dã nghi là hổ. Đồng thời, có biện pháp trấn an để người dân không hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Đồng thời, tuyên truyền đến người dân các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Khi phát hiện các loài động vật hoang dã có hình thù giống hổ thì thông báo đến Hạt Kiểm lâm và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý, tuyệt đối không được săn bắt, bẫy động vật hoang dã trái pháp luật.

Bên cạnh đó, phối hợp, hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xác minh thông tin xuất hiện hổ tại tiểu khu 383 thuộc lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh quản lý.

Chị Hồ Thị Vinh và Hồ Thị Tha (bản Trung Sơn) kể lại việc 2 chị nhìn thấy hổ
Chị Hồ Thị Vinh và Hồ Thị Tha (bản Trung Sơn) kể lại việc 2 chị nhìn thấy hổ

Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2011, số lượng hổ hoang dã của Việt Nam ước tính còn khoảng từ 27-47 cá thể tại các khu vực: Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Vườn Quốc gia Pù Mát, Vũ Quang, Chư Mom Ray và Yok Đôn. Tuy nhiên đến năm 2015, theo thống kê của IUCN, tại Việt Nam số lượng hổ ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 5 cá thể.

Hổ Việt Nam đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hai nguyên nhân chính đó là bị săn bắt, buôn bán trái phép và mất sinh cảnh sống. Tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép hổ và con mồi của hổ diễn ra phức tạp, khó kiểm soát. Đây từng là nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể hổ và cũng là mối de dọa nghiêm trọng đối với hổ ở Việt Nam.

Việc mất sinh cảnh sống, trong đó có sự suy giảm con mồi của hổ do các hoạt động phát rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, chuyển đổi đất rừng thiếu quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chính tác động đến quá trình tuyệt chủng loài hổ. Bên cạnh đó, các hoạt động tác động đến rừng như khai thác gỗ, mở rộng nương rẫy, cháy rừng, phá rừng trồng cây công nghiệp, xây dựng thủy điện... đe dọa trực tiếp đến khả năng phục hồi quần thể hổ, con mồi của hổ. Diện tích rừng tự nhiên giảm đẩy nhiều loài thú lớn như voi, hổ, tê giác đến nguy cơ tuyệt chủng do thiếu thức ăn và nơi cư ngụ.

Theo số liệu của tổ chức Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên WWF vào năm 2016, Việt Nam có khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất dự đoán, bởi tại thời điểm đó đã không còn ghi nhận bất kỳ hình ảnh nào về loài hổ xuất hiện trong tự nhiên ở Việt Nam. Nhiều tư liệu cho thấy, bức ảnh cuối cùng về loài hổ được ghi nhận ngoài tự nhiên ở Việt Nam đã từ năm 1998, tại Vườn Quốc Gia Pù Mát (Nghệ An).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Giấc mơ Trịnh 2” - Mang yêu thương tới trẻ em vùng bão lũ ở Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Mang yêu thương tới trẻ em vùng bão lũ ở Cao Bằng

Tối 27/9, tại Thung lũng hoa Tây Hồ (Hà Nội), Báo Dân tộc và Phát triển, Phòng trà Trịnh ca; Thung lũng hoa Tây Hồ; Công ty Cổ phần Tư vấn giáo dục và Đầu tư Sao Mai phối hợp tổ chức Chương trình thiện nguyện ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi tại tỉnh Cao Bằng với chủ đề “Giấc mơ Trịnh 2”.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Du lịch - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, triển khai đa dạng các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Kinh tế - Mai Hương - Đức Phong - 4 giờ trước
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn được Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh triển khai trong 17 năm qua trên địa bàn, mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Thời sự - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 27/9/2024, Đoàn công tác đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND,Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Nguyễn Bình Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà nhân lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa: Cù Lao; Giá Giữa; Cái Giá cũ (Chùa Chót) trên đại bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Lợi cùng tham gia Đoàn.
PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

Tin tức - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Hiện nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đang triển khai công tác đối soát, cập nhật và chuẩn hóa thông tin chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), nhằm đảm bảo thông tin khách hàng quản lý đúng với thực tế và CSDLQGVDC, thuận lợi trong việc tra cứu và thực hiện các giao dịch trên VNeID.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 về bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là là 8.744 triệu đồng. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nử và trẻ em vùng DTTS.
Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, Phú Yên có hơn 190.000 học sinh ra lớp. Trong đó, trẻ mầm non hơn 28.000 em, trên 76.000 học sinh tiểu học, gần 55.000 học sinh trung học cơ sở và gần 31.000 học sinh trung học phổ thông.
Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 26/9, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên đã tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật các DTTS. Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2024.
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Công tác Dân tộc - Thảo Linh - 4 giờ trước
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức trang trọng ngày 27/9, tại Tp. Đà Lạt. Dự và chỉ đạo Đại hội có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 379.000 đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Lâm Đồng.