Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Minh Nhật - 07:48, 09/05/2024

Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hội những người tìm cách tự tử không đau,hay hội những người bị rối loạn trầm cảm, lo âu thu hút hàng nghìn đến hàng chục nghìn người tham gia
Hội những người tìm cách tự tử không đau,hay hội những người bị rối loạn trầm cảm, lo âu thu hút hàng nghìn đến hàng chục nghìn người tham gia

Số lượng hội nhóm trên các mạng xã hội có dấu hiệu gia tăng, bên cạnh những hội nhóm chung sở thích mối quan tâm như: hội phụ huynh, hội học sinh, câu lạc bộ hâm mộ nghệ sĩ, thần tượng… thì xuất hiện cả những hội nhóm kỳ dị tiêu cực như: hội những người vỡ nợ muốn làm liều, hội báo chốt 141, hội hướng dẫn cách bùng nợ vay qua app, hội những người muốn tự tử, hội người thứ ba, hội ghét cha mẹ, hội đi bụi, hội lô đề, điều đáng lo ngại các hội nhóm này hoạt động rầm rộ, lôi kéo rất đông người tương tác, thậm chí còn có cả những nhóm rủ nhau tìm cách kết thúc cuộc đời.

Chỉ với vài thao tác đơn giản, người dùng dễ dàng tìm thấy và gia nhập các hội nhóm tiêu cực trên, có thể điểm mặt một số hội nhóm tiêu cực sở hữu đông thành viên như:

Các hội nhóm mang nội dung “hướng dẫn bùng nợ; Hội những người muốn tự tử; Nhóm hướng dẫn bùng nợ, nhóm “Hội những người vỡ nợ túng quẫn làm liềuHội “Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử; Hội ngoại tình và vụng trộm giao lưu kết bạn toàn quốc...với hàng nghìn thành viên, lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các thành viên tham gia đa số vì cảm xúc tiêu cực của bản thân, xuất phát từ khó khăn, áp lực cuộc sống hoặc lạc lõng, mất phương hướng như nợ nần, mắc bệnh hiểm nghèo, không có điểm tựa tinh thần…

Những đoạn tin nhắn của một nhóm với nội dung sẵn sàng làm những việc phạm pháp
Những đoạn tin nhắn của một nhóm với nội dung sẵn sàng làm những việc phạm pháp

Thời gian đầu, hoạt động của các nhóm thường xoay quanh những chủ đề lành mạnh, tích cực như: chăm sóc bé, trồng cây, thể thao. Dần dà xuất hiện những nhóm chủ đề "nhiều chuyện", như những nhóm về sinh con tự nhiên, ăn kiêng, chữa lành… với những quan điểm khác lạ, phi khoa học. Việc rút từ hoạt động công khai sang bí mật thông qua việc thành lập các trang kín trên mạng xã hội hiện được ưa thích và bùng phát do dễ lập ra, khó bị các cơ quan chức năng phát hiện, theo dõi và quản lý.

Chủ đề hoạt động của các nhóm kín cũng phức tạp hơn, trực tiếp liên quan đến trật tự an ninh xã hội, như: cổ xúy sử dụng ma túy, môi giới mại dâm, tổ chức đánh bạc, buôn bán hàng cấm, phát tán video bạo lực… Thậm chí có những nhóm kín với chủ đề hoạt động thuộc dạng quái gở, phi đạo đức như "Hội những người muốn tự tử", trong đó các thành viên lên mạng bày cách tự tử, nêu quan điểm tiêu cực trong cuộc sống.

Vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, rủ nhau đi cướp ngân hàng ở Đà Nẵng, hậu quả đâm chết một bảo vệ xuất phát từ việc các đối tượng gặp nhau trên nhóm "xù nợ - làm liều" là minh chứng rõ ràng cho tác hại, lây lan và tiềm ẩn những hiểm họa cho xã hội.

Những hội nhóm trên mạng xã hội dù là ảo nhưng hệ lụy của chúng có thể là thật. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, vừa qua, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 404 bài viết, 1 group và 7 tài khoản vi phạm; Google đã gỡ 480 video vi phạm trên YouTube; TikTok đã chặn, gỡ bỏ 53 nội dung vi phạm.

Một số ý kiến của chuyên gia về các hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu: Dưới góc độ tâm lý học hành vi, tôi cho rằng, có thể nhận định, những người muốn tự tử, quyên sinh ở tình trạng tiêu cực nhất của cảm xúc. Họ bi quan, buồn bã, chán nản, mất lòng tin, hy vọng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn, lối thoát tiêu cực để trốn tránh trách nhiệm trước cuộc đời bằng cách tìm đến cái chết, được những người trong nhóm đón nhận. Tâm lý đám đông lây lan, sẽ tạo ra động lực để nhiều người tìm cách giải thoát cuộc đời.

Trong các gia đình có người tự tử, cảm xúc vô cùng nặng nề. Người ở lại có thể sống trong sự thương nhớ, đau khổ, day dứt, ân hận khôn nguôi, những người phụ thuộc mất đi nguồn cấp dưỡng, mất niềm tin vào tương lai, tình người. Bởi vậy, những hội nhóm muốn tự tử là rất nguy hại cho xã hội.

Ngành chức năng cần làm việc với admin, yêu cầu hạ gỡ, xóa bỏ các trang, hội nhóm này, để lành mạnh hóa sinh hoạt trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh giải pháp như yêu cầu mạng xã hội Facebook ngăn chặn, xóa bỏ các nhóm hướng dẫn, xúi giục tự tử và hướng dẫn bùng nợ trên mạng xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng: Một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm tín dụng đen và cố tình quy kết các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép là tổ chức tín dụng đen nên chây ỳ không trả nợ. Người trước khuyên người sau không trả nợ và thành lập hội bùng nợ lên tới hàng trăm nghìn người trên Zalo, Facebook… nhưng chưa bị xử lý.

Theo tôi, cần kiến nghị với cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an cùng Ngân hàng Nhà nước, hỗ trợ công ty tài chính tiêu dùng triệt phá ổ nhóm trên mạng, xử lý một cách thích đáng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khuyến cáo để người dân hiểu rằng, tất cả công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đều đã lưu trữ dữ liệu tại các cơ quan chức năng…

Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP HCM): Sẽ không thừa khi bổ sung vào luật quy định về tội: "Lập nhóm trên mạng xã hội để tổ chức phạm tội"

Theo Bộ Luật Hình sự, việc "thành lập, tham gia nhóm tội phạm" được xác định là giai đoạn "chuẩn bị phạm tội", có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đã đến lúc cần bổ sung vào Bộ Luật Hình sự quy định việc thành lập nhóm kín bàn chuyện phạm tội trên mạng xã hội (MXH) là hành vi có tính chất nguy hiểm, xâm hại an ninh trật tự xã hội.

Quyền tự do ngôn luận, báo chí, kinh doanh của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, việc thành lập hội, nhóm trên mạng xã hội mặc dù đã tồn tại và phát triển tự phát từ nhiều năm qua nhưng chưa có quy định về thủ tục đăng ký, khung pháp lý hoạt động, nên dẫn đến nhiều hệ lụy. Thực trạng là các nhóm kín hoạt động mà không xác định rõ tính chính danh, đúng sai về mặt pháp luật; việc xử lý thường là khi vi phạm đã xảy ra và theo đánh giá chủ quan của cơ quan chức năng.

Gõ từ khóa “bùng nợ” sẽ cho ra hàng chục hội nhóm với số hội viên lên đến hơn 100.000 người
Gõ từ khóa “bùng nợ” sẽ cho ra hàng chục hội nhóm với số hội viên lên đến hơn 100.000 người

Áp dụng chế tài vi phạm quy tắc ứng xử mạng xã hội

Từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, vận động mọi người sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh; không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; không tung tin giả, kinh doanh dịch vụ trái phép... Đây là những quy định cần thiết nhưng rõ ràng chưa đủ tính pháp quy, chưa "đủ đô" để ngăn chặn thực trạng hiện nay. Cần có những quy định cụ thể hơn, gồm bổ sung biện pháp chế tài như phạt vi phạm hành chính.

Tại Bộ Luật Hình sự hiện có một chương quy định về 9 tội danh liên quan đến "tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông". Cụ thể là các tội: "Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật"; "Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông"; "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản"… đều có thể bị phạt tù nhiều năm nhưng chủ yếu là quy định tội danh thiên về các yếu tố kỹ thuật mà thiếu quy định về các tội phạm mang tính chất nội dung. Sẽ không thừa nếu trong Bộ Luật Hình sự sắp tới sẽ bổ sung quy định về tội: "Lập nhóm trên mạng xã hội để tổ chức phạm tội".

Theo quy định của pháp luật muốn thành lập hội nhóm phải đáp ứng những điều kiện nhất định như: có tôn chỉ mục đích có quy chế, điều lệ rõ ràng, có trụ sở giao dịch, rồi cần các thủ tục cấp phép của cơ quan chức năng thì mới được hoạt động. Tuy nhiên trên không gian mạng việc quản lý, giám sát khó khăn phức tạp hơn nhiều. Vì thế Chính phủ đã có các Nghị định riêng, gần đây nhất là Nghị định 15/2020 về việc phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện đã quy định rất rõ, hành vi đăng tải chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng, hành vi đăng tải lên mạng xã hội những thông tin tiêu cực, bày tỏ hay rủ rê tự tử đều bị coi là phạm pháp, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng.

Những hành vi kích động, dụ dỗ, xúi giục người khác tự sát hoặc tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt có thể đến 3 năm tù. Trường hợp khiến 2 người tự sát trở lên có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm tù và những admin thành viên quản lý hội nhóm biết rõ nội dung, nhưng vấn để các đối tượng bàn luận, chia sẻ những nội dung vi phạm pháp luật khi cơ quan quản lý xác định vi phạm cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tâm lý đám đông của hàng ngàn người trong các hội nhóm khiến sự bi quan, tiêu cực của người nà, rất dễ lây sang người khác, hình thành nên 1 cộng đồng trong hội nhóm có cái nhìn đen tối về cuộc sống. Ông bà ta có câu “chọn bạn mà chơi” và với sự phát triển của mạng xã hội nhiều người giờ cho rằng cần có thêm câu “chọn hội mà vào” bởi đằng sau mục đích muốn tìm kiếm những người cùng chia sẻ có thể những người lập ra các hội nhóm này còn có mục đích trục lợi

Trên mạng xã hội vẫn có người tốt, kẻ xấu, vì vậy công ty chủ Meta cũng quy định cho phép người dùng Facebook đăng ký tích xanh để bảo đảm sự chính danh. Đối với quản lý nhà nước, nên chăng cũng cần có những quy định và phương thức quản lý như vậy. Về phía người dùng, cần tỉnh táo và cảnh giác, đọc thông tin, tham gia những nhóm trên mạng có xu hướng lành mạnh. Lúc có chuyện buồn, bi quan cần người an ủi ở mức chuyên gia chứ không tìm tới những lời khuyên hay bình luận chết người vô đạo đức, không màng đến hậu quả từ những người không quen biết, chưa rõ xấu tốt trên mạng. Các bậc cha mẹ nên theo dõi, giải thích cho con nhận thức hiểm họa, dẫn đến những quyết định sai trái, hành động dại dột khi tham gia các hội, nhóm tiêu cực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.