Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

PV - 09:05, 08/05/2024

Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

(Dẫn nguồn) Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những luận điệu xuyên tạc lịch sử

Họ cho rằng “đó chỉ là cuộc chiến của hai bên hiếu chiến chứ không phải cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do”; “yếu tố quyết định là Việt Nam nhờ sự viện trợ từ bên ngoài chứ bộ đội, dân công thì không thể “làm nên chuyện””! Đây là những luận điệu nhằm công kích, xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; tạo sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân về chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc; hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những hi sinh mất mát trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Thậm chí càng gần đến ngày lễ lớn của dân tộc thì càng nhiều clip, video được chia sẻ trên mạng xã hội; nhiều trang báo của các thế lực thù địch đăng tải thông tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, xuyên tạc, bóp méo rằng: “Chiến thắng Điện Biên Phủ không gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Chiến thắng Điện Biên Phủ giành được do thực dân Pháp mắc những sai lầm chiến lược”; “Điện Biên Phủ là sản phẩm ưa thích bạo lực cách mạng của chủ nghĩa cộng sản”…

Họ xảo biện rằng, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là “khai hóa văn minh”; sự kiện Điện Biên Phủ đã chấm dứt “khai hóa văn minh”. Mặt khác, có những kẻ ảo vọng về lòng từ bi của chủ nghĩa thực dân, đế quốc khi cho rằng, làm gì phải phát động chiến tranh, chỉ cần đợi đến lúc nào đó thực dân họ khai hóa văn minh xong rồi sẽ trả lại chủ quyền đất nước!

Tính chất thâm độc, nguy hiểm trong âm mưu, thủ đoạn chống phá của số đối tượng xấu là hướng đến giới trẻ, nhất là những người thiếu hiểu biết lịch sử để gieo rắc tâm lý hoài nghi, thiếu niềm tin về tính chính danh, chính nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc đánh lận bản chất của cuộc chiến tranh là rất nguy hại vì thông qua đó, họ tìm cách hướng lái đến những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, làm cho một số người nhẹ dạ, cả tin dễ mất cảnh giác, không nhận thức đúng bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bên cạnh việc tập trung xuyên tạc vào bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, các thế lực thù địch, phản động còn vu cáo Việt Nam “hiếu chiến”, từ đó phủ nhận cuộc kháng chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc ta. Một số bài viết phủ nhận công lao của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò chỉ huy tài ba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tìm cách phủ nhận tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn… Mục đích của các thế lực thù địch, phản động nhằm làm cho người dân Việt Nam phân tâm, lung lay tư tưởng; gieo rắc tâm lý hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam và sự phát triển của các lực lượng vũ trang cách mạng.

Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và một số đối tượng chống đối còn lợi dụng tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Nam thời gian qua để xuyên tạc rằng: “Thay vì tổ chức sự kiện to lãng phí tiền của, sao không lấy tiền đó cấp nước cứu dân”; “tiền thuế của dân, thay vì mang nước đến cho dân lại mang đi phô trương lực lượng”; “lực lượng Quân đội, Công an từ dân mà ra nhưng bỏ mặc dân chết khát”; “Đảng chỉ lo phô trương quyền lực thanh thế mà không đoái hoài gì đến người dân đói khát”...

Thậm chí, các đối tượng còn lồng ghép nội dung kích động, phân biệt, kỳ thị vùng miền, cho rằng người miền Nam chỉ giúp người miền Nam, rồi đòi chia lại “Bắc kỳ”, “Nam kỳ”… Từ đó cho rằng, người dân phải đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ hiện tại ở Việt Nam thì mới có cơ hội được sống trong một chế độ tự do, dân chủ, có cuộc sống no ấm, hạnh phúc chứ không phải canh cánh lo toan với đói nghèo, thiên tai, lụt bão!

Với những luận điệu xuyên tạc, vu cáo nêu trên, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và một số đối tượng chống đối đã cố tình “bẻ lái”, lồng ghép và đưa ra những thông tin xuyên tạc, sai sự thật hòng đánh tráo bản chất, xuyên tạc ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử dân tộc và thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, xuyên tạc nghệ thuật quân sự Việt Nam, chiến công và sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ định lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử các lực lượng vũ trang cách mạng.

Từ truyền thống ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đến chiến thắng lừng lẫy địa cầu

Từ ngày 13/3-7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Vượt qua bom đạn của kẻ thù, vượt qua điều kiện khắc nghiệt của địa hình, thời tiết, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vũ khí, đạn dược được quân và dân cả nước vận chuyển đến mặt trận Điện Biên Phủ cho bộ đội bằng những phương tiện thô sơ để góp phần vào thắng lợi cuối cùng. Kỳ tích đó nằm ngoài suy nghĩ của thế lực vốn lấy sức mạnh vũ khí làm cơ sở giải quyết chiến tranh và không hiểu được sự đồng lòng, ủng hộ toàn tâm, toàn ý của cả dân tộc.

Cùng với Chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền, Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427) của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung (1789), Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, là một trong những chiến thắng hiển hách của lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống ngoại xâm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, chấm dứt gần 100 năm Việt Nam là thuộc địa của Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”.

Trên phương diện quốc tế, cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ quý báu của các nước XHCN anh em, nhận được sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh, đặc biệt là liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương và phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang một ý nghĩa rất lớn và đã đi vào lịch sử nhân loại, bởi đây là lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu Á đánh bại đội quân hiện đại và tối tân của một cường quốc châu Âu, được hỗ trợ bởi đế quốc Mỹ trong một chiến dịch quân sự lớn.

Kết cục chiến dịch này được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại âm mưu duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương của Pháp. Chiến thắng góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại; thôi thúc, cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin đứng lên tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Đó không phải là công cuộc “khai hóa văn minh” mà chỉ mượn đó làm tấm bình phong để thực hiện dã tâm áp bức, nô dịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án chế độ thực dân: “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta được giàu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”… Do đó, không thể gọi là “khai hóa văn minh” khi biến một dân tộc độc lập, có chủ quyền thành quốc gia thuộc địa, nửa phong kiến. Những kẻ rêu rao Pháp xâm lược Việt Nam là “khai hóa văn minh”, chiến thắng Điện Biên Phủ là chấm dứt sự “khai hóa văn minh”, đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, bẻ cong lịch sử.

70 năm, thời gian lùi xa nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi, tiếp thêm sức mạnh, động lực cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi trái tim người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ ngày nay nói riêng đều dâng trào niềm kiêu hãnh, tự hào về chiến công hiển hách, tinh thần quật khởi của cha anh, có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực tinh thần to lớn giúp thế hệ trẻ ngày nay có thêm điểm tựa để tích cực rèn luyện, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ngày nay, Việt Nam và Pháp cũng đã vun đắp nên mối quan hệ Đối tác chiến lược, cùng hợp tác, phát triển. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu cùng Quốc Vụ khanh phụ trách Cựu Chiến binh và Ký ức chiến tranh đã đến thăm Việt Nam và dự Lễ Kỷ niệm tháng tại Điện Biên Phủ, điều đó thể hiện tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng hợp tác vì sự phát triển của quốc gia và nhân dân hai nước.

Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet khẳng định, Pháp đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển sâu rộng, toàn diện hơn nữa trong thời gian tới. Do đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm hoàn toàn không phải là để chia rẽ mối quan hệ Việt - Pháp như những giọng điệu xảo trá, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của một số đối tượng xấu tung ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người bị lừa sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao” chia sẻ câu chuyện để dân làng tránh “mắc bẫy”

Những người bị lừa sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao” chia sẻ câu chuyện để dân làng tránh “mắc bẫy”

Ngày 26/3, UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) phối hợp Công an xã tổ chức “Hội nghị nhận diện chiêu bài lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sang Campuchia làm "việc nhẹ lương cao”. Dưới sự chứng kiến của già làng, Người có uy tín và người dân ở 12 làng đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Na, anh A Kun và A Nhanh, 2 nạn nhân mắc bẫy “việc nhẹ lương cao” đã tự nguyện chia sẻ câu chuyện bị lừa đảo, cuộc sống địa ngục trần gian nơi đất khách, với mong muốn đồng bào cảnh giác với chiêu trò lừa đảo của những đối tượng xấu.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 1 giờ trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.