Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấm tuyệt đối hay không việc lái xe khi có nồng độ cồn?

PV - 13:30, 27/03/2024

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng nay là quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng 27/3. (Ảnh: DUY LINH)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sáng 27/3. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến trong phiên thảo luận là quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại khoản 1, Điều 9 dự thảo Luật.

Hai phương án và các ưu - nhược điểm

Trong báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật gửi hội nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu nhất trí với việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Nhưng cũng có một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Cơ quan chủ trì thẩm tra đã nêu ưu - nhược điểm của cả hai quan điểm trên. Theo đó, việc tiếp tục quy định cấm này là một trong những giải pháp căn cơ góp phần thay đổi văn hóa, thói quen uống rượu, bia, đặc biệt là uống rượu, bia rồi thì không được lái xe. Việc hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” có thể là một quá trình lâu dài, nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình giao thông của Việt Nam.

Do vậy, cần phải tiếp tục thúc đẩy sự hình thành văn hóa đó, kết hợp tổng thể các biện pháp khác để xây dựng môi trường sống lành mạnh, lối sống không phụ thuộc vào việc tiêu thụ đồ uống có cồn...

Mặt khác, theo báo cáo, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. Với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn thì người dân không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Còn nếu quy định có ngưỡng nhất định thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý. Hơn nữa, khi có ngưỡng rất dễ xảy ra trường hợp bị ép uống và khi đã uống dễ bị kích thích, khó làm chủ bản thân và dừng lại.

Bên cạnh đó, việc quy định ngưỡng có nhiều hạn chế, trong đó có việc lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân khi chúng ta đã dày công tuyên truyền, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm, từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”.

Báo cáo nêu rõ, Thường trực cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất của Chính phủ là cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu, Thường trực Ủy ban đã thiết kế 2 phương án để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 31 (tháng 3/2024).

Quang cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Phương án 1: Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).

Phương án 2: Quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể đối với 2 phương án trên và nhất trí đề nghị lựa chọn Phương án 1.

Cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn

Phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho biết, trong phiên thảo luận tổ ở kỳ họp Quốc hội thứ 6, đại biểu đề nghị xem xét cần phải có ngưỡng nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ ưu, nhược điểm thì hiện tại đại biểu đồng tình với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đại biểu Thắng, thời gian vừa qua cảnh sát giao thông đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, thể hiện nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, qua đó góp phần giảm các vụ tai nạn giao thông.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

“Theo số liệu của cơ quan chức năng, năm 2023 số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia là giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết, giảm 22% số người bị thương so với cùng kỳ. Với phương châm tính mạng của con người là trên hết, trước hết thì quy định cấm người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết”, đại biểu đoàn Hưng Yên nói.

Về quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng mới xử lý, đại biểu Thắng đặt vấn đề: “Khi đã ngồi vào bàn uống rượu, bia, chúng ta xác định thế nào là uống trong ngưỡng cho phép?”. Bên cạnh đó, theo đại biểu, thời gian qua lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn thì người dân đã dần hình thành thói quen “đã uống rượu bia là không lái xe”.

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, theo báo cáo giải trình cho thấy, việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm mục đích phòng ngừa, làm giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia mà khi điều khiển phương tiện giao thông gây ra.

Đồng thời, đã có nhiều số liệu minh chứng cụ thể thực trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia.

“Do đó, tôi tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (việc quy định này kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ)”, bà Tâm nói.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) bày tỏ tán thành với tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) bày tỏ tán thành với tán thành với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, thực tiễn việc sử dụng rượu, bia ở nước ta được xem là một nét văn hóa, là thói quen của một bộ phận người dân. Hơn nữa các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia, cũng đã góp một phần không nhỏ trong nguồn thu ngân sách của Nhà nước; tạo việc làm, thu nhập cho một bộ phận người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn.

“Việc quy định cấm tuyệt đối sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ làm giảm lớn mức tiêu thụ rượu, bia và có tác động nhất định đến đời sống văn hóa, nguồn thu của ngân sách và thu nhập của người lao động”, đại biểu nói.

Do đó, để tăng sức thuyết phục, đại biểu đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này. Đồng thời, nghiên cứu để đưa ra các số liệu minh chứng “ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép” để kiểm soát rượu, bia khi tham gia giao thông như trong thời gian qua là không khả thi, không làm giảm số vụ tai nạn giao thông và khó kiểm soát tình hình tai nạn giao thông.

Có quan điểm khác với các đại biểu trên, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, cần quy định vi phạm nồng độ cồn đến ngưỡng thì mới xử lý.

“Tôi thiết nghĩ, không phải mình cố chấp bảo lưu quan điểm chủ quan của mình. Thực tế cuộc sống hiện nay, sau khi có đám tiệc người có tiền thì đi dịch vụ, còn người không có tiền vẫn tự chạy xe.

Đặc biệt là ở nông thôn, người lao động chân tay rất nhiều, họ đi bằng xe máy. Nếu 100% không có nồng độ cồn là khó khả thi. Thực tế, khi uống 1 lon bia hoặc 1-2 cốc rượu thì tâm trí vẫn bình thường, lái xe vẫn được. Ví dụ uống rượu, bia chiều hôm qua, sáng hôm sau lái xe vẫn còn có nồng độ cồn và bị xử phạt thì rất vô lý”, đại biểu Hòa chia sẻ quan điểm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Người dân hào hứng sắm xe máy VinFast trong ngày hội “đổi xăng lấy điện” tại TP.HCM

Người dân hào hứng sắm xe máy VinFast trong ngày hội “đổi xăng lấy điện” tại TP.HCM

Xã hội - PV - 15:19, 16/06/2025
Với mức giá ưu đãi và nhiều quà tặng hấp dẫn, nhiều khách hàng đã xuống tiền sắm xe máy VinFast ngay tại sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” đang diễn ra tại TP.HCM.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 09:21, 16/06/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 09:13, 16/06/2025
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 09:11, 16/06/2025
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 09:10, 16/06/2025
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 09:08, 16/06/2025
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 09:03, 16/06/2025
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 09:02, 16/06/2025
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 08:54, 16/06/2025
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Ngày hội an cư của người Đan Lai

Ngày hội an cư của người Đan Lai

Phóng sự - An Yên - 08:47, 16/06/2025
Tảng sáng, khi tiếng gà rừng eo óc gáy, thì bản làng người Đan Lai giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đã rộn rã tiếng nói cười. Chỗ này hối hả chuyển đồ; chỗ kia hì hục dỡ mái, khiêng cột… Trong bao niềm khấp khởi ấy, ước nguyện về những mái ấm an cư đang dần thành hiện thực.