Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh Duyên hải miền Trung: Nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Thành Nhân - 07:42, 16/05/2022

Thời gian qua, các tỉnh Duyên hải miền Trung đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tình trạng tàu cá vượt ra khỏi kết nối sơ đồ, chưa lắp đặt thiết bị giám sát, hoặc để mất hoạt động kết nối... gây khó khăn cho công tác giám sát hành trình, cần được các cơ quan chức năng, địa phương tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở ngăn ngừa vi phạm.

Ngư dân Khánh Hòa đánh bắt cá theo đúng quy định của IUU
Ngư dân Khánh Hòa đánh bắt cá theo đúng quy định của IUU

Chuyển biến tích cực

Thời gian qua, việc triển khai công tác chống khai thác IUU, đã được UBND tỉnh Khánh Hòa, các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện quyết liệt, liên tục với nhiều hình thức tuyên truyền nên nhận thức của ngư dân đã có nhiều chuyển biến. Các hành vi vi phạm khai thác IUU cũng được xử lý quyết liệt, góp phần răn đe các đối tượng vi phạm.

Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức vận hành, sử dụng hệ thống giám sát hành trình tàu cá đạt hiệu quả, phục vụ tốt việc quản lý hoạt động tàu cá trên biển. Việc quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên hệ thống VMS được thực hiện nghiêm túc 24/7, cảnh báo kịp thời tàu cá có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết: Qua kiểm tra về chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, các đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đều đánh giá, Khánh Hòa là một trong những tỉnh, thành ven biển của cả nước thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU.

“Từ năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức 4.449 đợt tuần tra, phát hiện và xử phạt 270 trường hợp, đăng công khai lên website của Sở NN-PTNT. Đây là cơ sở để theo dõi tàu cá vi phạm pháp luật trong khai thác IUU",  ông Chánh cho biết thêm.

Tỉnh Phú Yên cũng đã triển khai quyết liệt công tác kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, hiện toàn tỉnh có hơn 4.105 tàu cá, với khoảng 20.520 ngư dân tham gia khai thác thủy sản, trong đó có 660 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác thủy sản vùng khơi.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đã chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác chống khai thác IUU một cách toàn diện. Công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, thông qua hệ thống VMS được các cơ quan chức năng thực hiện triệt để. Nhờ đó, từ năm 2019 đến nay, không có tàu cá của Phú Yên vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.

Nhiều tàu cá ở Quãng Ngãi đã được lắp đạt thiết bị theo dõi hành trình
Nhiều tàu cá ở Quãng Ngãi đã được lắp đặt thiết bị theo dõi hành trình

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2019, UBND đã thành lập Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng thành lập 4 Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng.

Tính đến tháng 2/2022, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 4.573 tàu cá, với tổng công suất gần 1.800.000 CV, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên (khai thác xa bờ) có 3.261 chiếc. Hiện đã có 2.806 tàu đã lắp VMS (đạt tỷ lệ 86,04%). Nếu trừ 78 tàu nằm bờ và 229 tàu hoạt động ở ngoài tỉnh nhiều năm không về địa phương thì tỷ lệ tàu cá lắp VMS ở tỉnh đạt 94,99%.

Còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Mặc dù được đánh giá cao, nhưng việc triển khai chống khai thác IUU trên địa bàn các tỉnh vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể, tại Khánh Hòa vẫn còn 3% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; 8,1% tàu cá chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguyên nhân chủ yếu, là do hiệu quả khai thác không cao, thua lỗ nên một số tàu cá tạm ngưng hoạt động, không thực hiện lắp đặt thiết bị, đăng ký giấy chứng nhận; những tàu cá đang hoạt động lại gặp khó khăn về kinh phí duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình tàu cá.

Lực lượng chức năng ở Quảng Ngãi tuyên truyền cho các tàu cá thực hiện đúng quy định trong quá trình khai thác thủy sản
Lực lượng chức năng ở Quảng Ngãi tuyên truyền cho các tàu cá thực hiện đúng quy định trong quá trình khai thác thủy sản

Bên cạnh đó, nhiều ngư dân phản ánh, hiện nay, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực, chưa được phân định rõ ràng. Vì vậy, tàu cá khi hoạt động hoặc đi trong các vùng này dễ bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ.

Mới đây nhất, là trường hợp tàu cá của gia đình ông Trần Văn Tài (ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang), bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ khi đang hoạt động trên vùng biển của Việt Nam vào ngày 27/3.

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết: Trên thực tế, công tác thực hiện chống khai thác IUU ở Quảng Ngãi, vẫn còn có một số hạn chế. Tình hình ngư dân và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép tuy được kiểm soát, ngăn chặn nhưng chưa bền vững; vẫn còn tiếp diễn tình trạng tàu cá Quảng Ngãi vi phạm vùng biển nước ngoài khu vực bắc Biển Đông. Còn 148 tàu cá hoạt động trong tỉnh chưa lắp VMS, trong đó phần lớn là tàu có công suất nhỏ, làm nghề khai thác cá nổi nhỏ, chủ yếu hoạt động gần bờ, đi về ở các bãi ngang ven biển, chưa được quản lý chặt chẽ.

Cũng theo ông Phương, năm vừa qua tình trạng tàu cá hoạt động mất kết nối hành trình vẫn còn diễn ra. Trong đó, có 680 lượt tàu cá vượt ra khỏi sơ đồ trên phần mềm của hệ thống giám sát tàu cá. Bên cạnh đó, có 1.369 lượt tàu cá mất kết nối trên biển 10 ngày. Các ngành chức năng đã tiến hành làm việc, xử lý đối với 116 trường hợp, xử phạt 22 trường hợp đối với hành vi, không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình, với số tiền 550 triệu đồng.

Xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, tỉnh tiếp tục kiện toàn, sắp xếp ổn định nghề cho ngư dân, đảm bảo tính bền vững và khắc phục những tồn tại trong công tác chống khai thác IUU.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Thời gian tới, Phú Yên tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát khai thác hải sản, hướng đến nghề cá có trách nhiệm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương lập danh sách các tàu cá, có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi, giám sát thường xuyên, tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở nhằm ngăn ngừa vi phạm./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sập bẫy khóa tu mùa hè, người phụ nữ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng

Sập bẫy khóa tu mùa hè, người phụ nữ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng

Còn 2 tháng nữa là kết thúc năm học, đây cũng là khoảng thời gian các bậc cha mẹ đi tìm các khóa học hè cho con em. Các khóa học ngày càng đa dạng, từ nhà trường cho đến trung tâm dạy năng khiếu. Nhiều gia đình đã chọn cho con mình các khóa học tu sinh. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ của phụ huynh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 3 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 3 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 3 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 3 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 3 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.