Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các địa phương, bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ với UBDT trong quá trình sửa đổi, điều chỉnh chính sách dân tộc

Trọng Bảo - 12:19, 11/08/2023

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, chiều 10/8, tại Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì Hội nghị về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG các tỉnh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh - Phó Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đồng chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các địa phương đã phát biểu nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: 2021- 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). 

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ: Đối với Dự án 2 thì Quyết định 1719 không quy định hỗ trợ trực tiếp đất ở cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, thực tế triển khai nhiều hộ đã tự bố trí được đất ở, nhiều thôn muốn bố trí xen ghép nhưng cũng phải lập dự án như bố trí dân cư tập trung, gây khó khăn cho cơ sở thực hiện. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 1719 theo hướng bổ sung thêm “Hỗ trợ trực tiếp đất ở” vào điểm c của Dự án 2.

Đối với Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người (tỉnh Lào Cai có dân tộc Bố Y), Trung ương chưa phê duyệt danh sách thôn được thụ hưởng chính sách. Đối với nhóm dân tộc còn khó khăn (Mông, Hà Nhì, Phù Lá, La Chí…) hiện nay Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Văn bản số 1017/UBDT-DTTS ngày 21/6/2023 tạm dừng triển khai nội dung này.

Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái tham luận tại Hội nghị
Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái tham luận tại Hội nghị

Về triển khai Tiểu dự án 1 trong Dự án 3 ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đề nghị Trung ương nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng từ 400.000 đồng/ha/năm theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP lên mức 1 triệu đồng/ha/năm. Thực tế cho thấy, mức hỗ trợ này ban hành từ năm 2015, đến nay không còn phù hợp, không khuyến khích được người dân tham gia bảo vệ rừng; nhất là người dân ở các xã khu vực II, III chủ yếu là đồng bào DTTS, hộ nghèo sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào rừng...

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng những ý kiến của các địa phương liên quan đến khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình MTQG 1719 là rất xác đáng. Thời gian qua, UBDT cũng đã nhận được nhiều ý kiến từ các địa phương gửi về liên quan đến vấn đề này. Đối với nhóm vấn đề kiến nghị của các địa phương thuộc trách nhiệm của UBDT, thì UBDTđã chỉ đạo Tổ soạn thảo chỉnh sửa Quyết định 1719 trong tháng 8,sang đầu tháng 9 sẽ hoàn thiện và trình các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. 

Cùng với đó, sẽ khẩn trương chỉnh sửa đối với Thông tư 02 của UBDT về “Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, đối với Thông tư 02 các vấn đề có liên quan đến địa phương, các bộ ngành thì cũng rất mong muốn các địa phương, bộ ngành khẩn trương tổng hợp gửi về UBDT để tổng hợp. Vì thực tế hiện nay, bản dự thảo chỉnh sửa của Thông tư đã gửi đến các địa phương và hạn đến ngày 10/8 nếu các địa phương có ý kiến thì chuyển về UBDT, nhưng đến nay mới chỉ có 14/51 tỉnh và 2/23 Bộ gửi ý kiến đóng góp về. Riêng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thì mới chỉ có 6/14 tỉnh gửi ý kiến về.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trao đổi với các đại biểu bên lề Hội nghị
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trao đổi với các đại biểu bên lề Hội nghị

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội yêu cầu trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các Chương trình MTQG để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực; nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn, báo cáo Quốc hội khi tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về 3 Chương trình MTQG tại Kỳ họp thứ 6. Đây là cơ hội lớn để rà soát tổng thể toàn diện những nội dung nêu trên, nhưng đến nay mới chỉ có 16 địa phương có văn bản kiến nghị điều chỉnh theo các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết 100/2023/QH15…

“Đối với Dự án 9 thì có hai nội dung, đó là: Hỗ trợ nhóm dân tộc đặc thù, đồng chí Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến và sẽ sớm ban hành cũng như hướng dẫn thực hiện. Đối với nội dung hỗ trợ cho nhóm dân tộc đặc biệt khó khăn, thì cơ chế là hỗ trợ có thu hồi vốn thông qua tín dụng chính sách. Đây là vấn đề rất khó khăn, UBDT đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ trong quá trình chỉnh sửa Quyết định 1719 sẽ sửa cơ chế không áp dụng hỗ trợ thu hồi vốn nữa, vì thực tế nhóm dân tộc này đã rất khó khăn rồi”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT nhấn mạnh.

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719 được các đại biểu nêu lên
Nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719 được các đại biểu nêu lên

Bên cạnh đó, một số kiến nghị điều chỉnh, bổ sung liên quan đến Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 612/QĐ-UBDT của UBDT; điều chỉnh một số chỉ tiêu trong Quyết định 652/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ… thì cơ bản UBDT đồng ý và đang khẩn trương soạn thảo để trình Thủ tướng ban hành.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.