Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các bộ tộc bản địa quyết tâm bảo vệ rừng Amazon

Nguyệt Anh (T/h) - 10:08, 07/09/2021

Sâu bên trong những cánh rừng Amazon là nơi sinh sống tách biệt của nhiều bộ tộc cư dân bản địa, với những truyền thống văn hóa, tập tục đặc trưng và phong phú qua hàng nghìn năm. Họ giống như những người bảo vệ của mảnh đất này, bảo vệ cho động vật và cây cối. Đổi lại khu rừng cũng mang đến cho họ nơi ở, lương thực, thuốc men.

Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.
Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.

Bởi thế, hơn 70.000 đám cháy đã thiêu đốt rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới trong năm 2019 và hồi tháng 6/2021 không chỉ tàn phá rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, gây xót xa cho cộng đồng quốc tế mà còn đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm bộ tộc người bản địa.

Những cư dân người bản địa sinh sống tại rừng Amazon cho biết, những gì đang diễn ra là sự tàn phá đối với cuộc sống của chúng tôi. Đây là sự hủy diệt. Mỗi cây rừng đều có sự sống và chúng cần được sống. Giờ đây mọi thứ đang bị phá hủy…

Các thành viên bộ lạc thổ dân Mura dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục để gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters.
Các thành viên bộ lạc thổ dân Mura dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục để gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters.

Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (Inpe) ghi nhận, chỉ trong tháng 6 vừa qua đã xảy ra 2.308 điểm nóng cháy rừng tại Amazon, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, cũng là thời điểm cháy rừng đạt đỉnh điểm trong vòng 13 năm. Tuy nhiên, số vụ cháy rừng trong tháng 6 chỉ bằng một phần nhỏ so với số vụ cháy xảy ra vào cao điểm của mùa khô trong tháng 8 và 9.

Các nhà khoa học cảnh báo, tình trạng thời tiết khô hạn tại Amazon và vùng đầm lầy Pantanal có thể dẫn đến một mùa cháy tồi tệ hơn. Bộ Năng lượng và Mỏ Brazil cũng thông báo, hạn hán khốc liệt khiến lượng nước tại các nhà máy thủy điện trên khắp Brazil ở mức thấp nhất trong 91 năm.

Những đám cháy phá hủy rừng Amazon
Những đám cháy phá hủy rừng Amazon

Là rừng mưa nhiệt đới nên Amazon không thể tự cháy. Tuy nhiên, tình trạng đốt rừng lấy đất để chăn thả gia súc, phát triển nông nghiệp cùng nạn khai thác khoáng sản trái phép gia tăng đã khiến hệ sinh thái trở nên khô kiệt, dẫn đến hàng loạt vụ cháy ngoài tầm kiểm soát. Cư dân bản địa dù cố gắng nhưng không đủ sức đánh lại các nhóm lâm tặc.

Ông Handech Wakana Mura, Tộc trưởng bộ tộc Mura: Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại thấy mức độ hủy hoại rừng tăng nhanh: từ nạn phá rừng, lấn chiếm đến chặt cây lấy gỗ. Chúng tôi rất đau buồn vì khu rừng đang chết dần. Chúng tôi cảm thấy được khí hậu đang thay đổi. Thế giới cần có rừng, chúng tôi cần rừng và con cháu chúng tôi cũng vậy.

Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường cũng đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có liên quan đến chính sách của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, theo đó nới lỏng luật và cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng.

Những đám cháy trong rừng Amazon đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những bộ tộc sinh sống trong rừng
Những đám cháy trong rừng Amazon đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những bộ tộc sinh sống trong rừng

Bà Ivaneide Bandeira Cardoso, nhà sáng lập Kanindé – Nhóm vận động cho cộng đồng cư dân bản địa Amazon cho biết: Chính sách của Tổng thống Bolsonaro đã góp phần gây ra thảm kịch này. Nạn nhân lớn nhất của các vụ cháy rừng không chỉ là các bộ tộc thổ dân và thiên nhiên mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại. Bởi lẽ, rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu, với vai trò giảm thiểu CO2 và kìm hãm những tác động của biến đổi khí hậu.

Theo những người bản địa Amazon, trong nhiều năm qua, cộng đồng thổ dân ở Amazon đã tìm mọi cách để thuyết phục chính quyền thừa nhận vùng đất họ sinh sống là khu bảo tồn người bản địa. Sau khi các vụ cháy bùng phát, họ cầm những cây cung dài và quệt sơn đỏ cam theo phong tục, thề quyết tâm bảo vệ “lá phổi xanh của Trái đất”, nỗ lực thu hút sự chú ý của quốc tế trong vấn đề bảo tồn rừng. Tất cả họ đều bày tỏ mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ mảnh đất này, bảo vệ thiên nhiên, cây cối và động vật nơi đây. Nếu cần thiết, tôi sẽ chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi sẽ không bao giờ để họ động đến vùng đất của mình. Chúng tôi sẽ không ngừng chiến đấu. Chúng tôi ở đây và không đi đâu cả.

Trong khi chờ đợi thế giới hành động, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tộc trưởng Ajareaty của bộ tộc Waiapi, dù đã ở tuổi 60 tuổi vẫn cắp sách đến trường để học tiếng Bồ Đào Nha, với hy vọng giao tiếp nhiều hơn với bên ngoài và dạy lại cho các thế hệ sau.

ức ảnh gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp tiếng kêu cứu của cây rừng bị chặt phá, rừng Amazon cần được mọi người chung tay bảo vệ
Bức ảnh gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp tiếng kêu cứu của cây rừng bị chặt phá, rừng Amazon cần được mọi người chung tay bảo vệ

Bà Ajareaty, Tộc trưởng bộ tộc Waiapi cho biết: Tôi muốn biết cuộc sống bên ngoài như thế nào. Tôi học ngôn ngữ của họ để có thể nói chuyện, kêu gọi họ. Và tôi muốn con gái mình cũng như vậy, trở thành 1 tộc trưởng dẫn dắt mọi người cùng chiến đấu cho mảnh đất thiêng liêng này.

Các bộ tộc bản địa Amazon đang nỗ lực từng ngày để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng, cũng là bảo vệ bầu không khí tất cả chúng ta cùng hít thở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề dân sinh hiệu quả cho đồng bào DTTS ở Vân Canh

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền ở huyện Vân Canh (Bình Định) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 1 giờ trước
Đền tháp Po Klong Garai, là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.
Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ Chương trình MTQG 1719

Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong thời gian qua, việc triển khai hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản

Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Khẳng định Việt Nam là điển hình toàn cầu về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo đề nghị Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm quý với các quốc gia trên thế giới.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản sắc và hội nhập - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố 20 thành phố văn hóa, nghệ thuật nổi bật nhất thế giới năm 2025. Thủ đô Hà Nội xếp thứ 9 trong danh sách này và đứng đầu các điểm đến ở châu Á.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Phát huy sức mạnh nội lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Phát huy sức mạnh nội lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Tin tức - Phương Linh - 1 giờ trước
Ngày 19/5, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Hội nghị vinh dự có sự hiện diện của lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng CSXH, các điển hình tiên tiến trong toàn hệ thống. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trên toàn quốc.
Bộ luật Hình sự (sửa đổi): Nâng mức hình phạt tù đối với tội phạm về môi trường, ma túy và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Bộ luật Hình sự (sửa đổi): Nâng mức hình phạt tù đối với tội phạm về môi trường, ma túy và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội

Phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Triển khai thực hiện Dự án 8: Hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 20/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025; đề xuất nội dung, giải pháp Dự án giai đoạn II: năm 2026 - 2030. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được phê duyệt dự án để phát triển du lịch

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý được phê duyệt dự án để phát triển du lịch

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1417/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) phục vụ phát triển du lịch, gắn với xây dựng nông thôn mới.