Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cà Mau xây dựng nền sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu: Sức "đề kháng" của nền sản xuất còn thấp (Bài 1)

Phú Nguyễn- CĐ - 22:05, 30/05/2021

Tại Cà Mau, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước mặn đã xâm nhập sớm và dự kiến mức độ sẽ ngày càng gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, BĐKH không theo ranh giới hành chính mà đã làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Điều này cũng cho thấy, sức chống chịu của nền sản xuất trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là rất yếu, cần được tổ chức lại phù hợp hơn, thích ứng hơn với BĐKH. Chính vì vậy, vấn đề liên kết để thực hiện các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH là một yêu cầu cấp bách đặt ra.

trước tác động của BĐKH đã có hơn 54 km trên tuyến đê biển tây xảy ra tình trạng sạt lở
Trước tác động của biến đổi khí hậu, đã có hơn 54 km trên tuyến đê biển tây xảy ra tình trạng sạt lở

Sau những nỗ lực trong cơ cấu lại sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải thiện giống, đầu tư nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi, giao thông,…hiệu quả trong sản xuất tại tỉnh Cà Mau đã được cải thiện rất rõ nét; đời sống của người dân nhiều vùng nông thôn được nâng cao. Tuy nhiên, đó là những hiệu quả trong điều kiện thời tiết diễn ra bình thường, còn khi xảy ra thiên tai, thì mức độ thiệt hại lại vô cùng lớn. 

Câu chuyện diễn ra ngoài ý muốn của năm 2016, năm 2019 và 2020 tại Cà Mau vừa qua, là một minh chứng cho thấy sức chống chịu của nền sản xuất là rất yếu ớt, dễ bị tổn thương, thậm chí tổn thương rất nặng.

Dễ bị thương tổn nặng

Trở lại câu chuyện El Nino xảy ra năm 2016, đã gây ra thiệt hại nặng ở nhiều lĩnh vực, từ nuôi trồng thủy sản, lúa, hoa màu, cho đến tình trạng sụp lún giao thông nông thôn, thiếu nước ngọt sinh hoạt tại Cà Mau… Trong đợt hạn hán lịch sử ấy Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phải ban hành 2 quyết định công bố thiên tai. Cụ thể là quyết định công bố thiên tai gây hại trực tiếp đến nuôi trồng thuỷ sản ở cấp độ 2, và quyết định công bố thiên tai cấp độ 1 về hạn hán.

Hậu quả mà El Nino năm 2016 gây ra, chưa thể khắc phục hoàn toàn thì tiếp đến mùa khô 2019 – 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lại phải tiếp tục ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2, tại vùng ngọt hoá thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn 3 năm, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra hai đợt hạn hán, xâm nhập mặn được xem là lịch sử tàn phá nhiều mặt từ sản xuất cho đến đời sống sinh hoạt của người dân và cả các công trình giao thông, thuỷ lợi.

tình trạng khô hạn kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường bị sụp lún
Tình trạng khô hạn kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường bị sụt lún

Qua thống kê, hai đợt hạn hán trong hơn 3 năm qua, đã làm thiệt hại hơn 69.000 ha tôm, hơn 72.500 ha lúa, hơn 35.000 hộ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và hàng chục ngàn ha hoa màu cũng bị thiệt hại nặng nề. Không chỉ vậy, chính hạn hán được xác định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sụt lún, sạt lở đất trên diện rộng…

Hạn hán mùa khô năm 2019 – 2020 gây ra tình trạng sụt lún đường giao thông nghiêm trọng, nhất là các tuyến giao thông nông thôn. Cụ thể, tuyến đường do cấp tỉnh quản lý đã có 11 vị trí sụt lún với tổng chiều dài 371m, cùng nhiều vết rạn nứt. Riêng với lộ giao thông nông thôn xảy ra 1.400 điểm sụt lún chiều dài 42.209 m. Đợt hạn hán này đã gây ra cho tỉnh thiệt hại hơn 1.200 tỷ đồng.

Đó chỉ là những thống kê sơ bộ, ở các lĩnh vực chính của nền sản xuất trên địa bàn tỉnh mà có mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều thiệt hại khác do tình trạng hạn hán mang lại như: tình trạng khô hạn của rừng tràm, kênh mương khô hạn làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng, xâm nhập mặn ngày một sâu hơn vào nội đồng và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản cá bống tượng, cá chình, cá bổi, sò huyết, nghêu, hàu,…

Từ những thống kê trên cho thấy, nền sản xuất của Cà Mau hiện nay rất dễ bị tổn thương, thậm chí là tổn thương nặng khi thời tiết xảy ra những diễn biến bất thường.

Bộc lộ nhiều hạn chế

Sau những đợt thiên tai xảy ra vừa qua, nền sản xuất trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, từ hạ tầng thuỷ lợi cho đến cách thức tổ chức sản xuất.

Bức tranh toàn cảnh của nền nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bị “da beo”, mặn ngọt xen lẫn nhau, rừng tràm và tôm nuôi gắn liền với nhau. Xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời là một trong những ví dụ điển hình. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Cảnh Hạnh cho biết, trong mùa khô năm 2019 – 2020, xã đã có trên 100 điểm sạt lở sụt lún, ảnh hưởng rất lớn đến giao thông và sản xuất của người dân. Cụ thể, tuyến đường BT Tắc Thủ - Đá Bạc có đến 4 điểm sụt lún, tuyến Cơi năm 5 - Đá Bạc xảy ra 6 điểm,… “Tình trạng sụt lún này khiến cho xã Khánh Bình Tây gần như bị cô lập”, ông Hạnh nhấn mạnh.

Còn tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, bức tranh sản xuất lại được so sánh như “răng cưa”, giữa rừng tràm (rừng hệ sinh thái ngọt) và tôm nuôi (nước mặn). Nguyễn Phích là xã có diện tích lâm phần lớn thuộc diện nhất nhì của huyện với 11 ấp có rừng trong số 20 ấp của xã. Tuy nhiên, nơi đây cũng là địa phương đang xảy ra mâu thuẫn giữa con tôm và trồng cây rừng tràm diễn ra khá nhiều năm. Do là vùng trũng, nhiễm phèn nặng, sản xuất lúa kém hiệu quả nên từ nhiều năm trước, người dân nơi đây, nhất là các ấp 17, 18, 19, 20 đã tự ý đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm. Không chỉ có Nguyễn Phích mà xã Khánh An, Khánh Hoà cũng đã có không ít diện tích đất lâm nghiệp được người tự ý chuyển đổi theo mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ tôm.

trong mùa khô 2019 – 2020 đã có trên 16.000 ha lúa bị thiệt hại
Trong mùa khô 2019 - 2020, đã có trên 16.000 ha lúa bị thiệt hại

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Toản, Chủ tịch UBND huyện U Minh đã thừa nhận, việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cũng như nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân trong lâm phần rừng tràm, cũng như ở các xã ven biển là vấn đề hết sức nan giải mà nhiều năm qua, huyện vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu để giải quyết dứt điểm.

Đề cập về vấn đề này, tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiệt hại do hạn hán mùa khô 2019 – 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã đánh giá, ranh giới giữ rừng tram và khu nuôi tôm đang bị “răng cưa”; không có hệ thống hạ tầng thuỷ lợi phân ranh rõ ràng, rành mạch như thời gian qua là một hạn chế. Trước hạn chế ấy, chúng ta phải bàn bạc, sớm tìm ra giải pháp quy hoạch lại như thế nào trong sản xuất cho vùng ngọt hoá…

Có thể thấy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà bức tranh sản xuất da beo, ngọt mặn chưa được phân ranh rõ ràng, đã khiến nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau bị thiệt hại, thậm chí thiệt hại nặng khi xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan là điều khó tránh khỏi.

hiện toàn tình còn khoảng 20.851 hộ đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt vào mùa khô
Hiện, toàn tình còn khoảng 20.851 hộ đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt vào mùa khô

Đánh giá về hệ thống thuỷ lợi của tỉnh, ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau nhận định, quy hoạch sản xuất, đặc biệt là quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nhất là quy hoạch dẫn nước ngọt về bán đảo Cà Mau chưa được thực hiện; nhiều nơi thiếu trạm bơm rửa mặn, thiếu cống ngăn mặn vào mùa khô, nên sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, rủi ro rất cao… 

Do chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên người dân vùng lúa, tôm rất bị động, họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khi thuận lợi thì thu hoạch khá, nhưng khi thời tiết khắc nghiệt thì thiệt hại cũng không nhỏ. Và vụ mùa 2019 - 2020 là một minh chứng, cụ thể vùng lúa tôm đã bị thiệt hại hơn 16.000 ha… Đây chính là những vấn đề làm ảnh hưởng đến sản xuất và quy hoạch sản xuất của tỉnh.

Không chỉ vậy, hiện trạng sản xuất thực tế hiện nay, đã trở thành tác nhân góp phần gây ra tình trạng sụt lún nghiêm trọng về đường giao thông nông thôn. Những nơi có sông rạch càng sâu, mực nước dưới sông càng hạ thấp thì sụt lún càng nghiêm trọng. Từ đó, có thể lý giải nguyên nhân xảy ra hiện tượng sụt lún là do, “hạn hán kéo dài, nước dưới sông hạ thấp, cùng với đó là tình trạng người dân đồng loạt bơm nước vào đồng ruộng để phục vụ sản xuất khiến nước trên các sông rạch đã thấp lại càng bị hạ thấp nhanh hơn. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác đất, tình trạng nạo vét,…khiến cho sụt lún diễn ra rất nghiêm trọng”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau phân tích.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 7 phút trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 phút trước
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 10 phút trước
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 12 phút trước
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 14 phút trước
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 16 phút trước
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 18 phút trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.
Quảng Nam: Phao tin đồn có án mạng trên Tiktok, 1 người bị xử lý

Quảng Nam: Phao tin đồn có án mạng trên Tiktok, 1 người bị xử lý

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Một thiếu niên 15 tuổi ở Thăng Bình (Quảng Nam) đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội bị cảnh sát mời đến làm việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Kinh tế - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.