Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cà Mau: Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui tươi, phấn khởi

Như Tâm - 17:24, 03/04/2022

Thời gian qua, nhờ sự tích cực vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau đã khắc phục được những khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid - 19, ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất, đời sống trong điều kiện "bình thường mới". Đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022 trong niềm vui, phấn khởi bỡi sự khởi sắc trở lại trên từng phum, sóc...


Các sư tại chùa Monivongsa treo cờ và băng rôn chào đón năm mới
Các sư tại chùa Monivongsa chuẩn bị trang hoàng ngôi chùa chào đón năm mới

Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp,Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022, tiếp tục không tổ chức buổi họp mặt Người có uy tín, chức sắc và gia đình chính sách chung, mà Chủ tịch UBND tỉnhCà Mau đã giao cho Ban Dân tộc tỉnh, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân dịp này, với chủ trương thích ứng với cuộc sống bình thường mới; tạo điều kiện chu đáo nhất cho đồng bào Khmer có cái Tết cổ truyền ấm áp, sum vầy.

Đi xuôi theo Quốc lộ 1A hướng về Đất Mũi, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của hai huyện (Cái Nước và Năm Căn) - điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc. Tại xã Đông Thới (huyện Cái Nước), duyên may chúng tôi gặp được ông Danh Văn Đô, Người có uy tín, Trưởng Ban quản trị Salatel ấp Khánh Tư (Salatel là nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng) cho biết: trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng với sự đóng góp tích cực của đồng bào Khmer nơi đây, cuối năm 2021, xã Đông Thới đạt được 19/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Với niềm vui hoàn thành xã nông thôn mới và sau 2 năm liền bị tạm ngưng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, đón tết Cổ truyền năm nay, đồng bào sẽ phấn khởi hơn. "Trong điều kiện bình thường mới, Ban Quản trị Salatel sẽ tổ chức phần lễ, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị vật phẩm chia ra theo từng nhóm để cúng bái, cầu an. Việc này, ngoài chuyện cầu phúc cho năm mới còn nhằm giáo dục các lớp trẻ phải biết các nghi lễ truyền thống mà bảo tồn và lưu giữ.” ông Đô chia sẻ.

Tại khóm 5,Thị Trấn Năm Căn, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng ông Danh Phước, Người có uy tín, Trưởng Ban Quản trị Salatel khóm 5. Ông Phước chia sẻ: “Do đặt thù đồng bào Khmer ở đây không đông, nhưng được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng Salatel, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào và Nhân dân trên địa bàn trong các dịp lễ, hội và Tết cổ truyền của dân tộc. Trong dịp Tết sắp tới này, chúng tôi sẽ tổ chức các nghi lễ truyền thống của dân tộc để đồng bào đến cùng cầu an đón năm mới, trên tinh thần đảm bảo phòng chống dịch”.

Vượt đoạn đường gần 60 km, quay về điểm xuất phát để đến viếng chùa Khmer đẹp nhất tỉnh tại phường 1, TP. Cà Mau. Tại đây, ghi nhận không khí nhộn nhịp qua việc chuẩn bị đón Tết cổ truyền của đồng bào Khmer trong điều kiện “bình thường mới” khi dịch bệnh Covid - 19 được kiểm soát.

Đồng bào Khmer tranh thủ quét dọn chùa, chuẩn bị đón Tết cổ truyền
Đồng bào Khmer tranh thủ quét dọn chùa, chuẩn bị đón Tết cổ truyền

Chùa Monivongsa cũng là nơi làm việc của Văn phòng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, nên các hoạt động chuẩn bị đón chào năm mới nơi đây có phần nhộn nhịp và khá nhiều phần việc. Thông tin về Tết cổ truyền những năm qua, Hòa thượng Thạch Hà, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Monivongsa bày tỏ, hai cái Tết cổ truyền trước, Hoà thượng và chùa chủ yếu là chung tay cùng chính quyền lo cho phật tử phòng, chống dịch hạn chế việc tụ tập đông người, ngay cả việc đến chùa lễ phật cũng tạm ngưng.

 Bên cạnh đó, các cơ sở thờ tự luôn nâng cao ý thức, thực nghiêm công tác phòng, chống dịch; đồng bào Khmer cũng luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương đẩy lùi dịch bệnh để hôm nay có cuộc sống trở lại bình thường.

Hoà thượng Thạch Hà chia sẻ thêm: Phấn khởi là, mặc dù hai năm qua khó khăn, ảnh hưởng rất nặng từ dịch bệnh, nhưng Chùa và Hội luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, dành thời gian đến thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng đối với sư sãi, chư tăng, bà con dân tộc Khmer trong tỉnh nhân các dịp lễ, Tết của dân tộc mình. 

Đón Tết cổ truyền năm 2022 này, Hoà thượng cùng các vị trong Ban Trị trị sự và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, cố gắng chuẩn bị chu đáo các nghi lễ chính nhằm tạo khí thế mới cho đồng bào, sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch bệnh. Đồng thời, tiếp tục giáo dục cho phật tử và đồng bào Khmer thấy được việc hỗ trợ, chăm lo kịp thời của Đảng và Nhà nước  cho sự phát triển toàn diện của vùng đồng bào DTTS nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 4 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 11 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.