Những di tích tàu cổ đắm được tìm thấy ở vùng biển miền Trung và Quảng Ngãi nói riêng đã chứng minh cho sự phát triển phồn vinh, rực rỡ trong giao lưu văn hóa của đường biển đương thời.
Ngày 8/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ công bố và trưng bày Bảo vật quốc gia ngay trước thềm Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2022.
4 cổ vật của tỉnh Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia đều được tìm thấy ở tháp cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Đó là Tượng nữ thần Laksmi- thế kỷ VII, chất liệu sa thạch; Đầu tượng Siva; Tượng Sadashiva- cùng thế kỷ XII, chất liệu đồng; tượng nam thần-thế kỷ XI - XII, chất liệu đồng.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thời Lê Sơ là chiếc bình gốm cổ đầu tiên được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012.
Chiều ngày 2/4, tại Di tích quốc gia đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo khoa học “Về giá trị văn hóa-lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ-chùa Cự Linh”.
Trong số hàng nghìn hiện vật đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), lá đề chim phượng là một hiện vật tiêu biểu, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, điêu khắc. Lá đề chim phượng đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
24/3, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận cửa võng đình Thổ Hà là Bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia cửa võng đình Thổ Hà là hiện vật gốc, độc bản với những mảng trang trí chạm khắc vẫn còn nguyên vẹn, dù đã có tuổi đời hơn 300 năm lịch sử.
Ngày 22/3, tại di tích chùa Bà Tấm - đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) diễn ra Lễ kỷ niệm 959 năm ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang (1063-2022); công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Đôi tượng sư tử đá thời Lý và Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc.
Tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đang lưu giữ bảo vật quốc gia kiếm ngắn núi Nưa có niên đại khoảng 2.000 năm. Bảo vật này được dân gian liên tưởng đây là thanh kiếm lệnh của Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phương Bắc.
Mặt nạ vàng Giồng Lớn đang được lưu trữ tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu là một trong 23 hiện vật được công nhận trở thành bảo vật quốc gia vào đợt 10 năm 2021.
Sáng ngày 10/2, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và công nhận Bảo vật quốc gia.
Tin tức -
Nguyệt Anh (T/h) -
17:27, 26/12/2021 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 công nhận 23 Bảo vật quốc gia (đợt 10, năm 2021).
Tại tỉnh Bình Dương có 2 cổ vật được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, đó là Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên và Tượng động vật Dốc Chùa có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm.
Đài thờ Trà Kiệu được xếp hạng là Bảo vật quốc gia trong đợt xếp hạng đầu tiên của Việt Nam (năm 2012). Hiện nay, bảo vật này được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Đài thờ Trà Kiệu là đài thờ Chăm-pa duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn với phần bệ vuông ở dưới và bệ Yoni tròn ở trên.
Cây đèn đồng hình người quỳ là một hiện vật độc đáo tiêu biểu vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn, nằm trong số 30 bảo vật quốc gia đợt 1, năm 2012 và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Trong thời kỳ hình thành và phát triển của nền văn minh Việt cổ, dân tộc ta đã có một lớp di vật tiêu biểu tượng trưng xứng đáng, đó là trống đồng. Bảo vật trống đồng Ngọc Lũ hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia với hình dáng cân đối hài hòa, phủ kín mình những hoa văn đẹp nhất.
Trong các di sản cổ tiêu biểu ở làng Thổ Hà, thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang), đình làng chính là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật đại diện cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Riêng bức cửa võng đình Thổ Hà đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Tin tức -
T.Hợp -
15:12, 16/03/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 10, năm 2021.
Tượng Ganesha và tượng Gajasimha đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia
Nhà xuất bản (NXB) Trẻ vừa cho ra mắt bộ sách “Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia” chào mừng Quốc khánh 2-9-2020 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.