Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Bỏ túi” những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Điện Biên

Minh Nhật (t/h) - 06:34, 11/04/2024

Tỉnh Điện Biên không chỉ thu hút du khách bởi di tích lịch sử gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội của dân tộc ta, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa của vùng đất Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, văn hoá đặc sắc và khí hậu trong lành.



Đồi A1 nhìn từ trên cao.
Đồi A1 nhìn từ trên cao.

Di tích Đồi A1

Điện Biên là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có địa hình đồi núi và sông suối đa dạng. Với vẻ đẹp của di sản lịch sử và văn hoá độc đáo, Điện Biên hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm.

Dưới đây là một số điểm đến mà khách du lịch không nên bỏ lỡ khi đến thăm vùng đất lịch sử này.

Đồi A1 thuộc quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại Điện Biên.

Nằm ở phía Đông trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Đồi A1 là điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Tại đây, địch từng bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc.

Trận đánh tại Đồi A1 diễn ra rất ác liệt, kéo dài 39 ngày đêm, hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã hy sinh anh dũng. Trên đỉnh Đồi A1 hiện nay vẫn còn dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ.

Đến nay, Đồi A1 vẫn còn nguyên vẹn với hệ thống đường hầm, bệ đài phòng thủ, trạm bơm nước và các công trình khác. Du khách có thể khám phá và tìm hiểu về cuộc chiến lịch sử này, đồng thời tham quan cảnh quan đẹp từ đỉnh đồi.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên - nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên - nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng từ tháng 10/2012 trên mảnh đất rộng 22.000m² và chính thức hoạt động vào ngày 5/5/2014 sau gần 2 năm thi công. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hiện vật, hình ảnh, tư liệu và mô hình mô phỏng về cuộc chiến lịch sử quyết liệt tại Điện Biên Phủ, từ các trận đánh quyết định cho đến cuộc sống của lính chiến trận trong những ngày gian khó.

Bảo tàng được thiết kế với hình dạng nón cụt, phần ngoài được trang trí như một chiếc mũ bảo vệ của binh sĩ thời xưa. Cấu trúc của bảo tàng bao gồm một tầng hầm và một tầng trên mặt đất.

Tầng hầm chủ yếu là không gian tiếp đón khách, các hoạt động học tập và văn hóa. Tầng trên mặt đất chứa các trưng bày cố định về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đặc biệt, khi đến tham quan bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ - sản phẩm được giới hội họa đánh giá là một trong 10 bức tranh lớn nhất thế giới sáng tác về đề tài chiến tranh, tái hiện toàn bộ Chiến dịch 56 ngày đêm “chấn động địa cầu”.

Nội dung bức tranh được chia thành 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận; Khúc dạo đầu hùng tráng; Cuộc đối đầu lịch sử và Khúc khải hoàn mừng chiến thắng. Tất cả hình ảnh, sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạch theo diễn biến của Chiến dịch, tạo cho người xem cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động.

Đèo Pha Đin

Trong tâm trí người dân địa phương, con đèo gắn liền với truyền thuyết về cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin.
Trong tâm trí người dân địa phương, con đèo gắn liền với truyền thuyết về cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin.

Đèo Pha Đin được mệnh danh là một trong Tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc và cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới du lịch Điện Biên. Khi đến đây, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững chắc để tận hưởng cảm giác thích thú khi chinh phục những đường cua uốn lượn.

Tên "Pha Đin" trong tiếng Thái mang ý nghĩa "giao thoa giữa trời và đất", tượng trưng cho cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây. Đèo Pha Đin nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 100km và nằm giáp ranh giữa tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Tương truyền rằng nơi đây được vạch định là điểm ngăn cách giữa Điện Biên và Sơn La. Thời đó, người và ngựa của hai tỉnh đều cùng xuất phát trong cuộc đua. Hai bên ngang tài ngang sức, khó phân thắng bại. Đến phút cuối, ngựa của Lai Châu nhanh hơn nên đèo Pha Đin ở địa phận Điện Biên dài hơn.

Đèo Pha Đin được ví như một tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên với những khúc cua đầy mạo hiểm ở độ cao hơn 1.000m. Nhìn từ xa, đèo giống như một sợi dây thừng nối các đỉnh núi và sườn đồi một cách tuyệt vời.

A Pa Chải

Núi non trùng điệp trên A Pa Chải.
Núi non trùng điệp trên A Pa Chải.

Với những du khách đam mê phượt và leo núi mạo hiểm thì A Pa Chải chính là địa điểm du lịch Điện Biên không thể bỏ lỡ. Nằm ẩn mình trong vùng cao nguyên của huyện Mường Nhé, A Pa Chải được biết đến với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, tạo nên một khung cảnh đẹp mê ly. Ở đây còn nổi tiếng với cột mốc số 0 - điểm cực Tây của Tổ quốc ở tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E.

Hơn nữa, A Pa Chải còn là một trong hai điểm ngã ba Đông Dương, là nơi giao thoa của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. Vì vậy, có một câu chuyện vui vẫn luôn được người dân bản địa kể cho du khách đến đây tham quan và ngắm cảnh rằng, khi đứng tại đây, nếu gà gáy thì cả ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương đều có thể nghe thấy.

Du khách không chỉ đến A Pa Chải để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên mà còn để khám phá văn hóa độc đáo của các dân tộc. Những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Mông, Thái tại đây sẽ làm say đắm lòng người bởi sự gần gũi và phong phú.

Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và văn hóa độc đáo, A Pa Chải Điện Biên là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn tìm kiếm sự trải nghiệm mới mẻ và thư giãn giữa không gian yên bình của miền núi phía Tây Bắc Việt Nam.

Cao nguyên đá Tủa Chùa

Cao nguyên đá Tủa Chùa hiện lên đầy tráng lệ.
Cao nguyên đá Tủa Chùa hiện lên đầy tráng lệ.

Cao nguyên đá Tủa Chùa nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của những khối đá khổng lồ trải dài nơi đây. Với độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, cao nguyên đá Tủa Chùa mang lại cho du khách cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nơi không gian mở rộng và yên bình

Tủa Chùa là nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng với cảnh quan đa dạng từ hệ sinh thái rừng núi đến sông suối. Đặc biệt, du khách có cơ hội khám phá những hòn đá lạ mắt, được tạo thành từ hàng triệu năm trước do sự phong hóa của gió và nước, tạo nên những bức tranh độc đáo và ấn tượng.

Không chỉ là một nơi để thư giãn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên, cao nguyên đá Tủa Chùa còn là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử của Điện Biên. Các di tích cổ xưa, những ngôi chùa cổ và những câu chuyện dân gian đặc sắc sẽ làm giàu thêm trải nghiệm du lịch của du khách.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé

Không giống như dãy A Pa Chải, đường đến Mường Nhé không quá khó đi. Từ thị trấn Mường Chà, bạn chỉ cần men theo con đường lên biên giới - Mường Chà - Si Pha Phin là có thể đến khu bảo tồn này. Tính đến nay, khu bảo tồn đã có tổng diện tích gần 310.262 ha, khoảng 118.000 ha đất rừng nguyên sinh, được bao phủ bởi nhiều loại cây rừng quý hiếm.

Khi đến đây, nhìn từ trên cao xuống, bạn cảm nhận được địa điểm du lịch Điện Biên này như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Bạn sẽ thấy những sắc xanh rực rỡ xen lẫn sắc vàng của hoa dã quỳ. Trên quá trình lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những loài cây khác nhau với kích thước to, nhỏ, lớn, bé vô cùng đa dạng.

Theo nghiên cứu, khu bảo tồn có khoảng 37 loại động vật quý hiếm như gấu chó, hổ, báo, sói đỏ, tê tê... Nơi đây còn sở hữu hơn 308 loài thực vật có giá trị cao về mặt khoa học, trong đó có hơn 68 loài thuốc nam quý hiếm.

“Bỏ túi” những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Điện Biên 6

 Điện Biên không chỉ được biết đến là nơi làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; Điện Biên ngày nay còn được biết đến là sự giao thoa giữa tinh thần cách mạng, truyền thống lịch sử, văn hóa với nét hiện đại, năng động trong thời kỳ hội nhập. Gần 70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Điện Biên đang vươn mình phát triển, khắc phục những khó khăn của một tỉnh miền núi biên giới và từng bước thay da đổi thịt trên nhiều phương diện, trong đó ngành du lịch hứa hẹn sẽ được phát triển xứng với tiềm năng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.