Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

PV - 10:15, 24/09/2021

Sáng ngày 24/9, tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đến thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Cùng dự có đồng chí Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; đồng chí Hồ Đại Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo một số Vụ, đơn vị thuộc UBDT và Bộ GD&ĐT; Lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở GD&ĐT tỉnh cùng tập thể Lãnh đạo Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương được thành lập ngày 26/11/1975 theo Quyết định số 214-CP ngày 26/11/1975 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), đây là trường dự bị đại học dân tộc đầu tiên được thành lập trên cả nước để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục dân tộc. Tháng 12/1999, Bộ GD&ĐT quyết định sáp nhập trường Bồi dưỡng Lý luận nghiệp vụ tại chức Sầm Sơn, Thanh Hoá vào làm cơ sở 2 của trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Tháng 7/2003, cơ sở 2 của Nhà trường được tách ra thành một trường độc lập lấy tên là trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn. 

Toàn cảnh buổi gặp mặt
Toàn cảnh buổi gặp mặt

Trải qua 46 khóa, với trên 22.023 học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 28 thành phần dân tộc được bồi dưỡng đến từ hơn 23 tỉnh, thành khác nhau. Hiện nay Nhà trường có quy mô tuyển sinh hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước với 1.000 học sinh người DTTS được tuyển sinh mỗi năm để tiếp tục bồi dưỡng theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông trước khi phân bổ các em đi học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Ngoài việc bồi dưỡng hệ dự bị đại học theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông, giai đoạn 1994 - 2010, Nhà trường còn có kinh nghiệm trong đào tạo hệ trung học phổ thông (THPT) khi bảo trợ thành lập trường THPT Dân lập Âu Cơ. Bên cạnh đó, thể theo nhu cầu của các địa phương và nguyện vọng của các bậc phụ huynh, Nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng kiến thức THPT cho học sinh có nhu cầu ôn thi đại học trước kia và hiện tại là ôn thi tốt nghiệp THPT. Từ năm học 2018 - 2019 mở thêm lớp ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí bằng hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh người DTTS của các tỉnh miền núi. Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ các lớp học này để bước tiếp vào các trường đại học danh tiếng, qua đó uy tín của Nhà trường ngày càng được nâng cao và khẳng định với con em đồng bào các DTTS.

Với những thành quả đạt được trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm nhiệm vụ được giao, từ 2015 đến nay, Nhà trường đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Liên tục được công nhận Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, tỉnh Phú Thọ, của Thủ tướng Chính phủ; Huân chương Lao động Hạng nhất, Hạng nhì, Hạng ba; Huân Chương Độc Lập hạng ba (năm 2019), qua đó đã góp phần tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc, Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Giáo viên nhà trường phát biểu ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng
Giáo viên nhà trường phát biểu ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng

Căn cứ vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của việc tạo nguồn nhân lực cho miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có một số kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc như: Ưu tiên xây dựng, sửa chữa và đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của Nhà trường; mở rộng quy mô, bổ sung diện tích đất sử dụng; tạo điều kiện để xây dựng trường trở thành trường Dự bị Đại học và Dân tộc nội trú trọng điểm nhằm tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi với 02 hệ: Hệ THPT chất lượng cao dành cho học sinh thuộc nhóm DTTS rất ít người, nhóm DTTS còn nhiều khó khăn; hệ bồi dưỡng dự bị đại học dân tộc theo định hướng nhóm ngành; thực hiện chế độ chính sách dành cho giáo viên, viên chức hành chính và học sinh...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là ngôi trường có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục trong công tác đào tạo nguồn nhân lực người DTTS. Đồng thời, đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Nhà trường trong điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí còn nhiều khó khăn, đã có nhiều cố gắng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với con em đồng bào DTTS. Trước yêu cầu phải hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho các em trong học tập và rèn luyện; tăng cường phát triển đội ngũ; đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, đề nghị Nhà trường có sự chuẩn bị, phương án sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã rất ấn tượng với các thành tích đạt được của Nhà trường qua các giai đoạn phát triển. Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt, chăm sóc, tạo ra cơ hội tiếp cận nguồn tri thức, kỹ năng, vốn sống cho con em đồng bào các DTTS. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ghi nhận các ý kiến, đề xuất của các thầy cô giáo và Lãnh đạo Nhà trường. Phân tích, trao đổi thêm thông tin về tình hình cũng như mô hình các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Trước mắt, cần giải quyết những vẫn đề khó khăn như hạ tầng, sửa chữa cơ sở vật chất, sau đó, cần tính đến bài toàn quy hoạch hệ thống các thường phổ thông dân tộc nội trú để từng bước tháo gỡ những vướng mắc thời gian qua.

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm khẳng định: Thời gian tới, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập này. UBDT và Bộ GD&ĐT sẽ có sự phối hợp chặt chẽ, triển khai khảo sát, nghiên cứu để có những đề xuất cụ thể với Chính phủ. Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị chính quyền các địa phương của tỉnh Phú Thọ quan tâm, tạo điều kiện để các em học sinh tiếp cận, tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch của địa phương để các em có thêm kiến thức, kỹ năng và có cơ hội để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã trao tặng Quỹ Khuyến học của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 50 triệu đồng, và 2.500 khẩu trang y tế. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng 50 triệu đồng tới Nhà trường để hỗ trợ cho các em học sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho bà Stefania Dina - Chuyên viên Cao cấp về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhân dịp bà Stefania Dina kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.