Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào DTTS

T.Nhân-N.Triều - 09:57, 01/07/2024

Tối 30/6, tại Quảng trường Chiến Thắng Tp. Quy Nhơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định năm 2024

Tiết mục văn nghệ của các đoàn tham gia Liên hoan
Tiết mục văn nghệ của các đoàn tham gia Liên hoan

Liên hoan, nhằm quảng bá những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Bình Định; nâng cao nhận thức, ý thức của đoàn viên, thanh niên trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS tỉnh Bình Định trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên dân tộc thiểu số.

Đoàn viên, thanh niên của các Huyện quảng bá các sản phẩm, đặc sản của từng địa phương đến với người dân, du khách
Đoàn viên, thanh niên của các Huyện quảng bá các sản phẩm, đặc sản của từng địa phương đến với người dân, du khách

Tham gia Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các DTTS tỉnh Bình Định năm 2024 có 5 đơn vị đến từ các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và sự góp mặt của các nghệ nhân cùng hơn 400 đoàn viên, thanh niên DTTS. 

Anh Lý Anh Việt - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phát biểu tại buổi Liên hoan
Anh Lý Anh Việt - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phát biểu tại buổi Liên hoan

Phát biểu tại buổi liên hoan, anh Lý Anh Việt -Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Tiếp nối truyền thống văn hóa của quê hương BìnhĐịnh, trong những năm qua, Ban thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo, triển khai nhiềuhoạt động, phong trào ý nghĩa góp phần thúc đẩy phát triển và bảo tồn nền vănhóa của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh; tuyêntruyền, giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi về lòng yêu nước, truyền thống vàlịch sử dân tộc, ý thức và trách nhiệm xã hội; nâng cao nhận thức, tôn trọng vàchấp hành pháp luật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và những nét vănhóa truyền thống tại địa phương nói riêng.

Tiết mục văn nghệ của các đoàn tham gia Liên hoan
Tiết mục văn nghệ của các đoàn tham gia Liên hoan

Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các DTTS lần này là dịp để giới thiệu quảng bá những nét đẹp trong văn hóa công chiêng đến đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân. Đồng thời, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS.

Giải nhất thuộc về đoàn Vĩnh Thạnh
Giải nhất thuộc về đoàn Vĩnh Thạnh

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã công bố các giải thưởng tại cuộc thi. Giải nhất thuộc về đoàn Vĩnh Thạnh, giải nhì thuộc về đoàn Vân Canh, giải ba thuộc về đoàn Tây Sơn và giải khuyến khích thuộc về hai đoàn Hoài Ân và An Lão.

Trao bằng khen cho 18 gương thanh niên DTTS khởi nghiệp tiêu biểu
Trao bằng khen cho 18 gương thanh niên DTTS khởi nghiệp tiêu biểu

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tuyên dương 18 gương thanh niên DTTS khởi nghiệp tiêu biểu. Các bạn là những tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và cống hiến. “Với những gì các bạn đã và đang làm được, các bạn sẽ tiếp tục là những người tiên phong, làm giàu chính đáng cho bản thân, dẫn dắt, lan tỏa những giá trị tốt đẹp về tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp đến cộng đồng”, anh Lý Anh Việt nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 1 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Giải trí - Giang Lam - 1 giờ trước
Trần Công Dũng là họa sĩ có tiếng trong nhiều năm với những tác phẩm đồ họa in khắc gỗ, điêu khắc, gốm hay tranh sơn mài sử dụng motip xe đạp. Các sáng tác của anh trải rộng trên nhiều loại hình và chất liệu. Ở chất liệu nào, Trần Công Dũng cũng thể hiện sức sáng tạo dường như không giới hạn của một nghệ sĩ đa tài.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Giải trí - Nguyễn Quang Vinh - 1 giờ trước
Tây Nguyên trong những ngày hè đầy nắng gió, đi đến buôn làng nào cũng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đang nô đùa, hoà nhập cùng thiên nhiên hoặc vui chơi những trò chơi truyền thống. Thay vì mải miết với màn hình điện thoại, tivi... những trẻ em nơi đây biết tạo cho mình những trò chơi bổ ích, rèn được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp gắn bó tập thể, góp phần gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Dấu ấn Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Dấu ấn Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đang ngày một phát triển. Từ phong trào xây dựng NTM, diện mạo nhiều thôn, bản đã thay đổi, chất lượng đời sống Nhân dân vùng DTTS từng bước được nâng lên. Đóng góp cho thành công này, ngoài nguồn lực quan trọng từ các chương trình chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ..., còn là sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc và công sức, tâm huyết của Người có uy tín góp phần đưa chính sách vào cuộc sống đồng bào.