Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Kiểm soát lạm phát vẫn là áp lực trong ổn định tăng trưởng

PV - 07:35, 28/05/2024

Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội đã thông qua mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức từ 4 - 4,5%.

Với tổng cầu tiêu dùng chưa có dấu hiệu khởi sắc, áp lực lạm phát trong năm 2024 vẫn khá lớn, nhất là trong bối cảnh lạm phát 4 tháng đầu năm đã đạt mức 3,93%. Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, phóng viên TTXVN đã trao đổi với một số đại biểu xung quanh nội dung này.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu): Kiểm soát lạm phát để đảm bảo ổn định tăng trưởng vĩ mô

Trong những tháng đầu năm nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cạnh tranh chiến lược, bất ổn địa chính trị, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu... đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Song, đối chiếu với kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2024, có thể thấy, những hạn chế của năm 2023 đã được Chính phủ tập trung chỉ đạo, khắc phục khá tốt.

Vì vậy, các chỉ số được tăng lên rõ rệt; trong đó, GDP quý I tăng 5,66% - cao nhất kể từ năm 2020 trở lại đây, đưa Việt Nam vào top đầu so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này cho thấy, nền kinh tế của Việt Nam từng bước phục hồi, vượt qua đại dịch, cũng như những khó khăn chung của kinh tế thế giới trong hơn 4 năm qua. Qua đó, khẳng định khâu chỉ đạo điều hành và phản ứng chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành đang đi đúng hướng và phát huy hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội. Điều này gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.

Đối với áp lực lạm phát và chính sách tiền tệ, CPI tháng 4 tăng gần 1% so với tháng trước và bình quân 4 tháng đầu năm đã tăng 3,93%, cho thấy việc kiểm soát lạm phát là điều cần làm ngay để đảm bảo ổn định tăng trưởng vĩ mô.

Đồng Việt Nam mất giá so với USD, giá nhiều mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu tăng là nguyên nhân chính khiến chỉ số lạm phát những tháng qua có xu hướng tăng, tiệm cận gần tới mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay là 4 - 4,5% được Quốc hội đề ra. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Cụ thể, đến ngày 23/4/2024, tín dụng chỉ tăng 1,6% so với cuối năm 2023, nhưng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 được Ngân hàng Nhà nước đề ra là 15%. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 13,71%, tương đương số vốn 1,5 triệu tỷ đồng đã được cung ứng vào nền kinh tế.

Khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thông qua việc liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành, với mức giảm từ 0,5 - 2%/năm. Đến đầu tháng 4 năm 2024, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm. Do đó, cần đánh giá rõ vì sao lãi suất cho vay giảm, nhưng các doanh nghiệp không vay, không tiếp cận nguồn vốn vay.

Cùng với đó, áp lực tỷ giá cũng tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Chỉ số USD tăng rất nhanh trong 3 tháng đầu năm với mức tăng hơn 5% đã gây áp lực lớn lên đồng nội tệ của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ và nhu cầu vốn trong nền kinh tế yếu, dẫn đến dư thừa thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ có chính sách điều tiết hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát, cần kiểm soát tốt lạm phát; trong đó, cần tính đến yếu tố tăng lương vào tháng 7 tới, dẫn đến giá nhiều mặt hàng thiết yếu khác có xu hướng tăng theo để có chính sách điều hành vĩ mô phù hợp. Đồng thời, có kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu để có thể ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang): Mục tiêu kiểm soát lạm phát tuy là áp lực, nhưng vẫn khả thi

Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài chính, hỗ trợ tiền tệ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đi qua hơn 2 năm thực hiện cho thấy, việc ban hành với nội dung chính sách là cơ bản rất đúng và trúng, đạt được mục tiêu theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII. Những chính sách được đưa ra với mục tiêu không để nền kinh tế rơi vào suy thoái; đồng thời, tạo ra động lực tăng trưởng tương lai cho dài hạn.

Năm 2022, nền kinh tế đã có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay với hơn 8%. Năm 2023 căn cứ trên nền tăng trưởng năm 2022 cao như vậy thì mục tiêu cũng đạt được mức tăng trưởng 5,05% đã là mức khá so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều đó để thấy rằng Nghị quyết 43/2022/QH15 hiệu quả và rất kịp thời.

Với mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức từ 4 - 4,5%, ngày từ đầu năm, Chính phủ đã tập trung vào nhiều chính sách điều hành vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng CPI có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ lạm phát hoặc giảm phát của một nền kinh tế. Khi CPI tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, dẫn đến lạm phát và ngược lại.

Xét trên thực tế, về cơ bản, yếu tố biến động giá thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn đầu năm, cụ thể là quý I – thời điểm trùng giai đoạn Tết Nguyên đán, yếu tố chi tăng cao. Cùng với đó, là sự biến động của USD so với VND cũng có sự chênh lệch lớn hơn so với năm 2023. Bên cạnh đó, một số yếu tố chi phí khác cũng tăng lên như việc điều chỉnh tăng lương cũng có thể tạo ra hiệu ứng nhất định.

Tuy nhiên, nền kinh tế của chúng ta đã được tăng cường tính tự lực, tự cường; trong đó nông nghiệp như một trụ đỡ, xu thế thắt chặt chi tiêu, chi tiêu thận trọng vẫn tiếp diễn. Tất cả những yếu tố này cùng với việc điều hành của Chính phủ, thì CPI có thể vẫn đảm bảo được trong mục tiêu Quốc hội đề ra. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát tuy là áp lực, nhưng vẫn khả thi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Thời sự - PV - 12:30, 04/07/2024
Sáng 4/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ và nữ doanh nhân Lào và Campuchia nhân dịp Đoàn tham dự Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân ba nước với chủ đề “Nữ doanh nhân và Kinh tế xanh”.
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 08:22, 04/07/2024
LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thời sự - PV - 08:20, 04/07/2024
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tin tức - Mai Hương - 08:16, 04/07/2024
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới". Hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 07:53, 04/07/2024
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Tin trong ngày - 3/7/2024

Tin trong ngày - 3/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật khu vực Việt Bắc. Diện mạo mới trên bản người Mảng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Kinh tế - Khánh Sơn - 07:44, 04/07/2024
Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/7/2024 đến ngày 30/9/2024.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 07:43, 04/07/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Loại quả dễ bị

Loại quả dễ bị "phun đẫm" hóa chất?

Sức khỏe - Minh Nhật - 07:21, 04/07/2024
Khi đi chợ nếu không quan sát kỹ bạn có thể mua phải hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 07:09, 04/07/2024
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.
Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Tin tức - H.T - 07:06, 04/07/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 02/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.