Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Hoàng Quý - 21:11, 23/05/2024

Chiều 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận

Trước đó, sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo số 832, gồm 37 trang, 11 phụ lục, 373 vấn đề. Tại báo cáo đã nêu tổng số tiếp nhận 2.216 kiến nghị của cử tri, đến nay đã giải quyết, trả lời được 2.210/2.216 kiến nghị, đạt 99,7%. Đây là tỷ lệ giải quyết, trả lời cử tri cao, thể hiện sự tích cực của các cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, báo cáo cũng nêu các kết quả giải quyết của từng cơ quan, tổ chức, đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong việc tổng hợp, giải quyết kiến nghị cử tri; đưa ra các kiến nghị cụ thể với Chính phủ và bộ ngành Trung ương, nhằm tiếp tục giải quyết kiến nghị của cử tri, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.

Tại phiên thảo luận, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho biết cử tri đánh giá cao việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã quan tâm xem xét, giải quyết 2.210/2.216 (đạt gần 100%) kiến nghị của cử tri. Điều này cho thấy Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã chú trọng giải quyết kiến nghị của cử tri, thể hiện tinh thần cầu thị, tích cực, chủ động khắc phục những hạn chế, đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành. Việc nghiên cứu tiếp thu, giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân, tạo niềm tin cho cử tri và Nhân dân trong cả nước.

Đồng thời, các ĐBQH đã phát biểu, trao đổi thêm đối với các lĩnh vực được nhiều cử tri cả nước quan tâm kiến nghị đã nêu trong báo cáo, như: Nông nghiệp nông dân nông thôn, thực hiện chính sách người có công, lao động việc làm, an sinh xã hội, văn hóa thể thao du lịch, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục, kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, sản xuất kinh doanh, quản lý thị trường, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ công chức, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và thi hành pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng…

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình giải đáp thắc mắc của các đại biểu
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình giải đáp thắc mắc của các đại biểu

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình và 9 Bộ trưởng và trưởng ngành phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu. Đối với những ý kiến liên quan đến trách nhiệm của các Bộ, ngành Chính phủ: Các kiến nghị đã được các Bộ trưởng trả lời và đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết. Trong thời gian tới, Ban Dân nguyện sẽ tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện.

Đối với các kiến nghị còn tồn đọng, kiến nghị được đông đảo cử tri có ý kiến qua nhiều kỳ họp, Ban Dân nguyện sẽ tiếp thu, và tiếp tục tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát, đôn đốc việc trả lời dứt điểm. Đồng thời sẽ công khai kết quả giám sát việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri.

Đối với những kiến nghị liên quan đến việc xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của việc giải quyết kiến nghị của cử tri sẽ được Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo các lĩnh vực được phân công tiếp thu, nghiên cứu triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết tại Hội trường đã có 18 lượt ý kiến đại biểu phát biểu, không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, khách quan và thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm cao của các vị ĐBQH với ý kiến và kiến nghị của cử tri. Quá trình thảo luận có 9 Bộ trưởng và Trưởng ngành tham gia làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm. Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm và sự nỗ lực của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng báo cáo công phu với những nội dung, số liệu cụ thể, rõ ràng và đề xuất, kiến nghị xác đáng để khắc phục các tồn tại, hạn chế đã nêu trong Báo cáo.

Quốc hội cũng đánh giá cao kết quả trả lời giải quyết kiến nghị cử tri của Chính phủ và một số Bộ, ngành. Qua các kỳ họp, việc trả lời giải quyết kiến nghị cử tri đã dần đi vào nề nếp, được Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng trả lời, giải quyết, từng bước đáp ứng được nguyện vọng của cử tri. Quốc hội cảm ơn phát biểu tiếp thu, giải trình của các Bộ trưởng, Trưởng ngành và của Trưởng Ban Dân nguyện.

Đối với 6 kiến nghị chưa được trả lời tại kỳ họp thứ 7, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban Dân nguyện đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản trả lời và giải quyết. Bên cạnh đó, còn 704 kiến nghị từ các kỳ họp trước chưa được giải quyết dứt điểm, chậm giải quyết, nhiều kiến nghị chưa bảo đảm được lộ trình giải quyết mà cơ quan chủ quản đề ra, khắc phục trả lời dừng lại ở việc cung cấp thông tin, viện dẫn văn bản, giải thích chính sách chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị.

Do đó, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành cần rà soát và có giải pháp quyết liệt để hoàn thành giải quyết trong thời gian sớm, đồng thời phải bảo đảm chất lượng giải quyết kiến nghị cử tri, đặc biệt là xác định công việc, lộ trình giải quyết đối với 43 kiến nghị chưa có lộ trình giải quyết. Những nội dung cụ thể đã được các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Trưởng Ban Dân nguyện tiếp thu, đề nghị các Bộ, ngành có văn bản tiếp thu, báo cáo Chính phủ chuyển cho Ban Dân nguyện, Tổng Thư ký Quốc hội để đưa vào nghị quyết của kỳ họp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

Chiều 15/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 147 doanh nghiệp nhà nước và 5 ngân hàng thương mại nhà nước.
Tin nổi bật trang chủ
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Media - BDT - 4 giờ trước
Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Kỳ vọng ở một Tiểu dự án đặc biệt (Bài 1)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Kỳ vọng ở một Tiểu dự án đặc biệt (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 4 giờ trước
LTS: Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành hẳn một Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cho đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Mục tiêu đề ra là đầu tư phát triển bền vững tộc người này gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái. Nhưng đã gần hết giai đoạn 1: từ 2021-2025, dự án vẫn đang còn nhiều vướng mắc, nhất là các thủ tục chuyển đổi đất rừng và rừng, khiến cho nhiều mục tiêu bị “treo”.
Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 5 giờ trước
Từ việc triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) những năm qua, đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Đắk Lắk ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”:

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.
Tin trong ngày - 14/6/2024

Tin trong ngày - 14/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Xuất cấp gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt năm 2024. Đak Pơ (Gia Lai) Tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống. Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 6 giờ trước
Quảng Nam có hơn 400 Người có uy tín, đây là một trong những lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Cùng với đó, họ là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cho người khó khăn cùng phát triển sản xuất, vận động người dân cùng hiến đất mở đường, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Hòa Bình: CSGT chặn bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy

Hòa Bình: CSGT chặn bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Đội tuần tra kiểm soát Cảnh sát giao thông và trật tự thuộc Công an huyện Mai Châu (Hoà Bình), vừa bắt đối tượng vận chuyển 18 bánh Heroin bằng xe máy.
Cháy nhà trong đêm ở Bắc Giang, 3 người tử vong

Cháy nhà trong đêm ở Bắc Giang, 3 người tử vong

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, vụ cháy xảy ra vào thời điểm rạng sáng tại ngôi nhà 2 tầng có địa chỉ tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám (phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) do bà Đào Thị H. (SN 1981) làm chủ hộ.
“Cánh chim đầu đàn” ở buôn Đrao

“Cánh chim đầu đàn” ở buôn Đrao

Gương sáng giữa cộng đồng - Lê Hường - 21:21, 15/06/2024
Ở buôn Đrao, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào Ê Đê xem già Y Krú Ayun là “cánh chim đầu đàn”. Với vai trò là Người có uy tín, già Y Krú Ayun đã giúp nhiều người lầm lỗi vượt biên trái phép trở về quê hương, sống có ích và cùng bà con xây dựng buôn làng.
Gia Lai: Chuyển biến tích cực từ thực hiện Dự án 7 Chương trình MTQG 1719

Gia Lai: Chuyển biến tích cực từ thực hiện Dự án 7 Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 21:19, 15/06/2024
Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai các nội dung của Dự án 7 về Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, sau hơn 3 năm trển khai, bước đầu đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, nhất là tỷ lệ phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em đã cải thiện đáng kể. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế về những hoạt động và kết quả đã đạt được từ việc triển khai thực hiện Dự án 7 này.