Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ di sản thiên nhiên ASEAN

PV - 17:34, 16/01/2018

Với sự đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là di sản thiên nhiên ASEAN. Để bảo vệ tốt di sản thiên nhiên này, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai nhiều hoạt động tăng cường giao khoán, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm; cứu hộ động, thực vật rừng.

Tê tê là một trong nhiều loài động vật đang được Trung tâm cứu hộ. Tê tê là một trong nhiều loài động vật đang được Trung tâm cứu hộ.

 

Tạo sinh kế cho dân vùng đệm

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có 56.249,2ha rừng nằm trên địa bàn các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, thị trấn Sa Thầy (Sa Thầy), Sa Loong, Bờ Y, Đăk Kan (Ngọc Hồi).

Đến thăm rừng giao khoán cho người dân vùng đệm ở xã Sa Sơn, chúng tôi thấy rừng đang được bảo vệ tốt, không có dấu hiệu xâm hại và người dân nhận khoán phấn khởi chăm sóc cây sa nhân dưới tán rừng. A Rứ, làng Ba Rgók, một hộ nhận khoán rừng khoe: Gia đình mình cùng với 10 hộ nhận khoán ở làng được huyện phối hợp với các cán bộ vườn hỗ trợ cây giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng mỗi hộ 2ha sa nhân tím. Nhận khoán bảo vệ rừng, không để xảy ra mất rừng, gia đình cũng như các hộ được Vườn Quốc gia Chư Mom Ray trả gần 400 nghìn đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Bàng, Tổ trưởng cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng cho hay, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray giao khoán cho cộng đồng (11 hộ) bảo vệ 265ha rừng theo chính sách dịch vụ môi trường rừng với mức giao khoán 388 nghìn đồng/ha rừng/năm. Tính ra, hằng năm cộng đồng hưởng trên 100 triệu đồng, bình quân mỗi hộ trên 9 triệu đồng. Có tiền dịch vụ môi trường rừng, các hộ mua con, cây giống, phân bón thâm canh, mở rộng sản xuất và trang trải cuộc sống. Đời sống người dân vùng đệm ngày càng được ổn định và nâng lên.

Bảo tồn đa dạng sinh học
Người dân trồng cây sa nhân dưới tán rừng đem lại thu nhập ổn định. Người dân trồng cây sa nhân dưới tán rừng đem lại thu nhập ổn định.

 

Theo ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, qua kết quả điều tra, về thực vật đã thống kê được Chư Mom Ray có 1.895 loài (có 80 loài quý, hiếm), thuộc 184 họ và 877 chi. Các loài thực vật quý hiếm như kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai…

Về động vật, Chư Mom Ray đã thống kê được 950 loài, thuộc 44 bộ, 155 họ và 610 chi. Trong đó, 120 loài thú, 290 loài chim, 42 loài bò sát, 25 loài lưỡng cư, 108 loài cá nước ngọt, 365 loài côn trùng (bướm). Đặc biệt, Chư Mom Ray có 86 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới...

Theo thống kê, hiện nay, vườn trồng và bảo tồn 224ha cây sao đen, dầu, muồng đen; 3ha trắc; xây dựng được 600m2 nhà lưới để bảo vệ các loài lan trước nhu cầu chơi lan và khai thác lan có nguy cơ làm cạn kiệt các loài lan quý trong rừng.

Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (thuộc Vườn Quốc gia) hiện đang cứu hộ nhiều loại động vật hoang dã như: khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, tê tê, rùa đất Sê Pôn, rùa núi vàng, kỳ đà... do người dân và các cơ quan chức năng giao nộp. Riêng năm 2017, Trung tâm tiếp nhận, cứu hộ 15 cá thể động vật hoang dã (vượn, khỉ, trăn, cầy hương, rùa...); sưu tập bảo tồn chuyển vị 90 loài lan với hơn 1.000 giá thể lan rừng. Đặc biệt, Trung tâm hiện đang giám sát loài thú móng guốc (bò tót), loài linh trưởng (vượn má hung) xây dựng giải pháp bảo vệ và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh hoạt động bảo tồn, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, thăm quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Các đoàn thăm quan khi đến đây đều đánh giá cao về sự đa dạng sinh học, về thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.

Tăng cường các hoạt động giao khoán rừng, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm giữ rừng và triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đang bảo vệ và làm phong phú thêm di sản thiên nhiên ASEAN.

VĂN NHIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 12 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 22 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 25 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.