Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trong xu thế hội nhập

PV - 13:53, 22/05/2018

Khó khăn về tài chính, phương án bảo tồn chưa phù hợp… là những “điểm nghẽn” trong công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người. Đặc biệt, đối với tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc rất ít người, việc bảo tồn hiện không theo kịp tốc độ mai một.

Bài 3: Một số dân tộc ít người đánh mất tiếng mẹ đẻ

Từ miền Tây Nghệ An

Bản Văng Môn, huyện Tương Dương (Nghệ An) là nơi tái định cư của 432 nhân khẩu dân tộc Ơ-đu, cộng đồng có dân số ít người nhất trong 53 DTTS của nước ta. Bản được xây dựng khang trang; người dân được hỗ trợ ổn định đời sống.

Tuy nhiên, nếu không phải là người địa phương thì chẳng ai biết Văng Môn là nơi ở của người Ơ-đu mà là một bản làng của dân tộc Thái. Bởi ở đây, nhà cửa được xây dựng na ná nhà sàn của dân tộc Thái; người dân sử dụng tiếng dân tộc Thái để giao tiếp…

Kiến trúc nhà sàn của đồng bào Ơ-đu ở Văng Môn cũng đã bị “Thái hóa”. Kiến trúc nhà sàn của đồng bào Ơ-đu ở Văng Môn cũng đã bị “Thái hóa”.

 

Ông Lo Văn Nghệ là một trong 4 người còn biết nói tiếng Ơ-đu ở bản Văng Môn. Điều làm ông trăn trở là người Ơ-đu hiện không còn giữ được tiếng nói của mình nữa. Vốn từ vựng của người Ơ-đu hầu hết đều vay mượn tiếng dân tộc Thái, hoặc ngôn ngữ phổ thông.

Ngay các danh từ chỉ quan hệ gia đình, gốc rễ sâu nhất của các yếu tố văn hóa của cộng đồng dân tộc thì hiện người Ơ-Đu cũng phải vay mượn tiếng dân tộc Thái. Chẳng hạn như các từ: “ta ka luông dinh” (ông nội), “me ka luông dinh” (bà nội), “ta nai” (ông ngoại), “me gia nai” (bà ngoại), “lung” (bác), “áo” (chú), “ai” (anh), “ơi” (chị)...

Trong nỗ lực bảo tồn, phát triển dân tộc Ơ-đu, từ năm 2007 đến nay, tỉnh Nghệ An đã mở 6 lớp dạy tiếng Ơ-đu cho gần 300 lượt người Ơ-đu. Nhưng kết quả gìn giữ ngôn ngữ cho người Ơ-đu không đi đến đâu.

Chính ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, đã nhìn nhận rằng: Kết thúc mỗi lớp học, chỉ có 30-40% học viên biết nói nhưng không thành thạo, sau một thời gian không sử dụng lại quên hết.

Một kết quả khảo cứu của cố Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn (1930-2016), nhà dân tộc học đầu ngành của Việt Nam, cho thấy, ngay cả những bài văn cúng được cho là “cổ” nhất, “Ơ-đu nhất”, cũng đã bị “Thái hóa” trên 70%. Thậm chí, trong bản ghi chép của UBND huyện Tương Dương, được sử dụng làm tài liệu dạy tiếng Ơ-đu cho con em người Ơ-đu trong những năm qua, số lượng từ vay mượn chiếm khá lớn. Khảo sát ngẫu nhiên trong 232 từ được ghi chép lại thì từ vay mượn của tiếng Thái là: 40 từ, tiếng Việt: 28 từ.

Đến miền núi phía Bắc

Cũng như cộng đồng dân tộc Ơ-đu ở Nghệ An, các dân tộc rất ít người khác ở nước ta đã hoặc đang mất tiếng mẹ đẻ của mình. Như người Tu Dí ở Lào Cai (một nhánh địa phương của dân tộc Bố Y), từng có tiếng nói riêng, nhưng theo nghiên cứu của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh này, người Tu Dí đã đánh mất tiếng mẹ đẻ của mình cách đây 50 năm.

Các dân tộc ở khu vực Tây Bắc như: Kháng, La Ha, Xinh Mun… chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Thái. Đáng chú ý, việc không còn dùng tiếng mẹ đẻ không chỉ xảy ra trong giao tiếp mà ngay trong các bài hát dân ca của người Kháng, người Xinh Mun, tiếng Thái cũng chiếm 70-80%.

Việc tiếng mẹ đẻ của các dân tộc rất ít người bị “thất truyền” không phải bây giờ mới được nhắc đến mà đã được các nhà khoa học cảnh báo từ hàng chục năm trước. Với người Ơ-đu ở Nghệ An, trong khoảng thời gian 1986-1987, cố Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn đã dành nhiều tháng trời nghiên cứu, sưu tầm. Tại thời điểm đó, kết quả nghiên cứu của ông cho thấy, người Ơ-đu không còn giữ được tiếng nói của dân tộc mình.

Kể từ thời điểm cố Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thực hiện sưu tầm ngôn ngữ người Ơ-đu đến nay đã hơn 30 năm; nhưng việc gìn giữ, bảo tồn tiếng nói cho cộng đồng dân tộc có dân số ít nhất trong 53 DTTS của nước ta chẳng có mấy tiến triển; thậm chí là bảo tồn trong vô vọng bởi tiếng nói của người Ơ-đu gần như đã không còn.

Bảo tồn bằng cách nào?

Không phải các cấp ngành, chính quyền các địa phương liên quan không nỗ lực trong công tác bảo tồn. Xét cho cùng, dù rất nỗ lực, tâm huyết nhưng một phần do nguồn lực dành cho bảo tồn ngôn ngữ chưa thỏa đáng, phần nữa do phương án thực hiện chưa phù hợp nên lâm vào tình cảnh bảo tồn cũng như không.

Ở Nghệ An, từ năm 2007, một kế hoạch bảo tồn, phát triển dân tộc Ơ-đu cũng được gấp rút thực hiện, trong đó có bảo tồn tiếng nói. Nhưng hơn 10 năm, chính quyền địa phương chỉ mở được 6 lớp dạy tiếng Ơ-đu theo hình thức truyền khẩu. Kết quả bảo tồn tiếng nói người Ơ-đu thì không phải bàn thêm.

Vậy chẳng lẽ để đồng bào Ơ-đu mất hẳn tiếng mẹ đẻ của mình? Theo kết quả khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, hiện vẫn còn một bộ phận khoảng 2 vạn người Ơ-đu sinh sống ở đất bạn Lào; trong đó tập trung chủ yếu ở bản Khạp, huyện Mường Khun, tỉnh Xiêng Khoảng.

Người Ơ-đu ở bản Khạp vẫn còn giữ được trang phục truyền thống của họ, và ngôn ngữ Ơ-đu vẫn được lưu truyền với vốn từ khá phong phú. Đây là một tín hiệu khả quan trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống người Ơ-đu nếu chúng ta tăng cường đưa bà con Ơ-đu ở Nghệ An sang giao lưu, học hỏi; đồng thời các nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm các nét văn hóa đặc trưng, trong đó có ngôn ngữ.

Hay với các dân tộc rất ít người khác cũng vậy. Theo khảo sát, trong cộng đồng các dân tộc rất ít người hiện vẫn còn một số người vẫn biết tiếng nói, thậm chí cả chữ viết của dân tộc mình. Tuy nhiên, họ đều đã cao tuổi. Do vậy, các cấp, ngành, địa phương liên quan cần gấp rút bảo tồn.

Để thực hiện điều này chắc chắn cần một chiến lược dài hơi cũng như nguồn kinh phí không hề nhỏ. Nhưng phải xác định, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc rất ít người là một tài nguyên, một bảo tàng sống; dù đó chỉ là thiểu số thì cũng đừng để mất.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 14:16, 23/11/2024
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 13:46, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 09:40, 23/11/2024
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 09:38, 23/11/2024
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.