Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao năm 2023

Hồng Phúc - 11:01, 13/01/2023

Ngày 11/01/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 tại điểm cầu BHXH Việt Nam và 63 điểm cầu BHXH các tỉnh, thành phố, cùng 629 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện. Đồng chí Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu

Tại điểm cầu BHXH Việt Nam có đồng chí Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý BHXH cùng các Phó Tổng Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; đại diện BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân. Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố có: Giám đốc, Phó Giám đốc, lãnh đạo các phòng trực thuộc BHXH tỉnh; lãnh đạo BHXH các quận, huyện.

Báo cáo kết quả công tác năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023 của ngành BHXH Việt Nam cho thấy, năm 2022 đã đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng là năm ngành đạt được nhiều thành tích quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt công tác, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao, người dân, doanh nghiệp tin tưởng, hài lòng. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp tích cực của các bộ, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp; đặc biệt là nhờ tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực vượt khó của mỗi công chức, viên chức, người lao động trong ngành.

Năm 2022, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 và những thay đổi về chính sách, đã ảnh hưởng đến khoảng 4,9 triệu người không tiếp tục được hỗ trợ tham gia BHYT so với thời điểm cuối năm 2021. 

Trước tình hình đó, với quan điểm xuyên suốt “Lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, ngành BHXH Việt Nam đã luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương linh hoạt triển khai nhiều giải pháp như: Tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, sửa đổi các dự luật quan trọng liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; Quyết liệt, linh hoạt thực hiện hiệu quả, tạo dấu ấn rõ nét ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành; Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người dân, người lao động, doanh nghiệp theo quy định, nhất là trong bối cảnh khó khăn chịu tác động bởi đại dịch Covid-19- chưa từng có tiền lệ.

Một số kết quả nổi bật 

- Diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được mở rộng và vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ với khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số, tăng hơn 2,2 triệu người so với năm 2021 và là 1 trong 7 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội, Chính phủ giao hoàn thành vượt kế hoạch. Khoảng 17,5 triệu người tham gia BHXH, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng14,3 triệu người tham gia BHTN, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. 

Độ bao phủ BHXH, BHYT tăng đồng nghĩa lưới an sinh xã hội được mở rộng, có thêm hàng chục triệu lượt người được thụ hưởng chế độ. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước.

- Trong năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết cho trên 95,6 nghìn hồ sơ hưởng mới; chi trả kịp thời đến 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; gần 11 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; trên 977,6 nghìn người hưởng các chế độ BHTN; 151,4 triệu lượt người hưởng BHYT; với tổng số tiền chi cho người hưởng lên đến 382 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 61% người hưởng qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, vượt chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTG trước 3 năm.

Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế đề xuất và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo kinh phí kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, Chính phủ đã có Nghị quyết số 144 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT. 

Với sự vào cuộc tích cực đó, nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT đã được tháo gỡ kịp thời. Sự chủ động, quyết liệt của ngành đã tạo điều kiện thuận lợi trong cung ứng dịch vụ y tế, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia BHYT theo quy định; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động phối hợp tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ các giải pháp hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, tập trung huy động mọi nguồn lực, trên nền nguồn dữ liệu sẵn có, đẩy mạnh truyền thông sâu rộng để triển khai kịp thời các gói hỗ trợ từ các quỹ BHXH, BHTN cho NLĐ và người sử dụng lao động, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên trên 47,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,2% trên tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ (theo đó, đã có 99,3% người nhận hỗ trợ qua tài khoản ngân hàng). 

Trong lúc khó khăn, việc chi trả tiền hỗ trợ nhanh gọn, chính xác đến tận tay người hưởng có ý nghĩa quan trọng: Giúp ổn định đời sống NLĐ cũng như phục hồi sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

 Công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được đổi mới theo hướng hiện đại, đa dạng, linh hoạt, phù hợp; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, hội, đoàn thể; các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh truyền thông trên phạm vi toàn quốc. Qua đó, tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội trong suốt quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách (đó là tiền đề, là cơ sở để toàn ngành phát triển được trên 1,4 triệu người (chủ yếu là nông dân, lao động tự do) tham gia BHXH tự nguyện; hơn 20 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình); giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; giúp người dân hiểu giá trị, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT để chủ động tham gia lưới an sinh xã hội...

 Công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy được triển khai hiệu quả, đã giảm từ 114 thủ tục, với 335 giờ thực hiện (năm 2015) xuống còn 25 thủ tục với số giờ thực hiện chỉ còn trên 100 giờ; đồng thời đẩy mạnh giao dịch điện tử, thực hiện dịch vụ công (DVC) trực tuyến, 100% DVC của Ngành được thực hiện ở mức độ 4; người dân có thể tương tác với cơ quan BHXH ở nhiều kênh khác nhau như: Tổng đài hỗ trợ, Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội của ngành… 

Trong năm đã có khoảng 18,3 triệu lượt người tương tác, tiếp cận với các thông tin về chính sách. Về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, toàn ngành đã quyết liệt triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Kết quả, tại Trung ương đã cắt giảm 3 đơn vị cấp Vụ, 13 đơn vị cấp phòng; tại 63 BHXH tỉnh, thành phố đã cắt giảm 65 đơn vị cấp phòng, 64 BHXH cấp huyện. Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã giảm 450 các chức danh lãnh đạo, quản lý trong toàn ngành ở cả 3 cấp Trung ương, tỉnh, huyện và giảm 2.185 biên chế.

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành tiếp tục được ưu tiên tập trung triển khai đồng bộ và có bước phát triển vượt bậc, góp phần đổi mới phương thức hoạt động của ngành, xây dựng thành công Chính phủ số; phục vụ tốt nhất quyền lợi của DN, người dân và các chủ thể tham gia BHXH, BHYT. Hiện kho cơ sở dữ liệu của Ngành đã có thông tin của trên 98,7 triệu người dân; kết nối liên thông với gần 13 nghìn cơ sở KCB; tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến trên Hệ thống giao dịch điện tử và Hệ thống Thông tin giám định BHYT; thực hiện hơn 500 triệu xác thực và chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành địa phương… Hoàn thiện, bổ sung ứng dụng "VssID-BHXH số", đến ngày 31/12/2022, toàn quốc có trên 28 triệu tài khoản được phê duyệt và kích hoạt sử dụng.

Thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Ngành đã cung cấp, chia sẻ gần 62,3 triệu lượt thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, đã có trên 12 nghìn cơ sở KCB tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp (chiếm 93,8% tổng số cơ sở KCB BHYT). Việc thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp trong KCB BHYT và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “Một cửa”; tích hợp các DVC trên Cổng DVC quốc gia được triển khai và mang lại những kết quả tích cực, đem lại lợi ích thiết thực cho người tham gia.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp đôn đốc, thu hồi số tiền chậm đóng. Trong đó, chỉ qua thanh tra, kiểm tra tại 36.065 đơn vị, số tiền các đơn vị chậm đóng trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra là 3.298 tỷ đồng, số đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng là 3.068 tỷ đồng (bằng 93%), tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, số tiền chậm đóng phải tính lãi chỉ chiếm 2,91% số phải thu - đây là tỷ lệ số tiền chậm đóng trên số phải thu thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây (năm 2016 là 6%). Những chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi số tiền chậm đóng đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của người sửa dụng lao động trong thực hiện chính sách.

- Tiếp nối truyền thống "Thương người như thể thương thân", BHXH Việt Nam đã phát động “Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” trên toàn quốc. Kết quả, đã trao tặng trên 16 nghìn sổ BHXH và trên 124 nghìn thẻ BHYT cho 140 nghìn người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.

 8 giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2023

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương đã trình bày một số tham luận, chia sẻ về những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn gặp trong tổ chức thực hiện BHXH, BHYT; nhất là những vướng mắc về cơ chế, chính sách; khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến động trong sản xuất, kinh doanh. 

Hội nghị cũng xác định, năm 2023, dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức; dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo an sinh xã hội của ngành. Bối cảnh đó đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới phương thức, cách thức hoạt động của hệ thống BHXH, BHYT, đặc biệt là việc ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách trong tình hình mới, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo ngành, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh ghi nhận và biểu dương tập thể công chức, viên chức, NLĐ trong toàn ngành đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết liệt triển khai nhiệm vụ, vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích đáng ghi nhận nêu trên, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thực tiễn đòi hỏi toàn ngành phải tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức hoạt động, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách trong tình hình mới, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT.

 Theo đó, với phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Linh hoạt - Sáng tạo - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”, Tổng Giám đốc yêu cầu toàn ngành, trong năm 2023 tiếp tục nỗ lực quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023. Trong đó, cần tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm gồm:

Thứ nhất, bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ kịp thời cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trong toàn ngành.

Thứ hai, nắm bắt, đánh giá các vướng mắc trong thực tiễn triển khai, từ đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành; cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ tư, đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ năm, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đảm bảo giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHTN, BHYT; tập trung đôn đốc thu, giảm nợ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ sáu, khai thác, phát huy tối đa hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành để kiểm tra, phòng ngừa gian lận, trục lợi quỹ; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Thứ bảy, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng các hình thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Ngành. Đẩy nhanh chuyển đổi số; hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT với các Bộ ngành; tiếp tục kết nối, liên thông hiệu quả các cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm; ...

Thứ tám, tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 13 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.