Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Trước thực trạng hủ tục và tà đạo bám rễ trong đời sống đồng bào Mông, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy bài trừ các hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Chỉ thị 09) và đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU, về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Những chỉ thị, nghị quyết này đã trở thành kim chỉ nam giúp các địa phương quyết liệt hành động, từng bước loại bỏ hủ tục và tà đạo…
Pháp luật -
Minh Nhật (t/h) -
06:45, 10/06/2024 Bốn bị can bị khởi tố về tội giữ người trái pháp luật, trong vụ bạo hành do cuồng tín tà giáo “Thiên triều Nam Đế” ở Bình Thuận.
Không những quyết liệt đấu tranh, xử lý vi phạm, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và huy động cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể bằng nhiều hình thức, linh hoạt, tích cực tuyên truyền, vận động người dân nêu cao cảnh giác không để các đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các tổ chức tà đạo và kiên quyết xử lý xóa bỏ các hội, nhóm tà đạo đội lốt tôn giáo.
Phóng sự -
Thúy Hồng-Thanh Thuận -
06:55, 25/04/2024 Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Để vùng có đạo bình yên, cùng với việc ngăn chặn, đẩy lùi tà đạo ra khỏi đời sống khu dân cư, cấp ủy, chính quyền Đắc Nông đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác tôn giáo-dân tộc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng của Nhân dân; đồng thời nâng cao đời sống cho người dân vùng có đạo.
Mèo Vạc (Hà Giang) từng là điểm nóng của tà đạo có tên là “San sư khẻ tọ” từ nước ngoài xâm nhập. Những người tin theo phải dỡ bỏ bàn thờ cúng tổ tiên; khi có người ốm đau không đưa đi khám, chữa bệnh tại trạm y tế, bệnh viện mà ở nhà cầu nguyện; không chăm chỉ làm ăn và xa lánh cộng đồng… Điều này, không chỉ khiến cuộc sống của họ trở nên nghèo đói, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Thời gian qua, trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên xuất hiện hoạt động của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”. Tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã xuyên tạc Kinh Thánh để lừa mị, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”.
Tỉnh Đắk Nông có 11 tổ chức tôn giáo đang hoạt động, với hơn 273 nghìn tín đồ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số đạo lạ, hoạt động có tính chất tà đạo, không được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong một bộ phận Nhân dân. Trước thực tế này, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc, bám sát tình hình, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn tà đạo, giữ bình yên bon làng.
Năm 2008, vì thiếu hiểu biết nên một số người dân ở 2 làng Kuk Kôn và Kuk Đăk (xã An Thành, huyện Đăk Pơ, Gia Lai) đã bị các đối tượng xấu tuyên truyền, lôi kéo tham gia tà đạo “Hà Mòn”.
Một số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”.
Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận Nhân dân. Chính vì vậy, các tầng lớp Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, cần nâng cao cảnh giác, cùng với lực lượng chức năng kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Việt Nam.