Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: Sử thi Tây Nguyên

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Sắc màu 54 - Lê Hường-Thùy Dung - 19:02, 06/09/2022
Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
Sách qúy về vùng đất Tây Nguyên đậm chất huyền thoại

Sách qúy về vùng đất Tây Nguyên đậm chất huyền thoại

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 09:55, 03/10/2022
Sách nghiên cứu "Huyền thoại về một vùng đất: Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-Đê" của Giaó sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề huyền thoại và hiện thực trong sử thi Ê-Đê.
Nghệ nhân A Jar- Người biên dịch hơn 30 bộ sử thi Tây Nguyên

Nghệ nhân A Jar- Người biên dịch hơn 30 bộ sử thi Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Lê Trọng Sáng - 16:58, 30/11/2021
Những đêm Đông, bên bếp lửa trong nhà Rông giữa đại ngàn, tiếng h’mon (kể khan) của các già làng lúc thủ thỉ như lời tâm sự, lúc vút cao tận đỉnh Ngọc Linh, khi lại trầm hùng cuồn cuộn dữ dội như dòng Sê San. Với Nghệ nhân ưu tú A Jar- người giữ hồn sử thi Tây Nguyên thì hình ảnh người Anh hùng Đăm Giông của dân tộc Ba Na hay chàng Đăm Duông của dân tộc Xơ Đăng luôn hiện hữu và trường tồn với thời gian.
Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Tìm giải pháp để giữ gìn

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Tìm giải pháp để giữ gìn "kho báu" (Bài cuối)

Sắc màu 54 - Lê Hường-Thùy Dung - 09:10, 08/09/2022
Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1)

Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1)

Sắc màu 54 - Lê Hường-Thùy Dung - 11:17, 23/08/2022
Sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, nhiều người đánh giá, nó như linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, nó ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Sử thi phản ánh mọi khía cạnh đời sống từ tạo lập buôn làng, sản xuất nương rẫy, chiến tranh giữa các bộ tộc, đến thực hành nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, nhiều năm qua người nghe sử thi vơi dần, người hát kể sử thi cũng hiếm dần. Những đêm khan huyền thoại cũng từng ngày vắng bóng, chẳng bao lâu nữa sử thi chỉ còn trong ký ức.