Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long khai mạc chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm tái hiện nhiều nghi thức cung đình xưa trong dịp Tết Đoan Ngọ, cũng như một số phong tục dân gian trong dịp Tết quan trọng này. Qua đó, giúp công chúng hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của người Việt, phát huy giá trị văn hóa cung đình xưa.
Người Kinh có câu "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", còn với người Chăm, ăn uống hàng ngày hay ngày đình đám đều phải tuân theo các phép ứng xử có từ lâu đời.
Đầu năm đi lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, luôn được giữ gìn bởi cộng đồng người Việt Nam tại thủ đô Vientiane, nước bạn Lào.
Trong năm 2021, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nét đẹp văn hóa ứng xử trong đời sống sinh hoạt gia đình, dòng họ, khu dân cư và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Người Hoa là 1 trong 8 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tổ tiên dân tộc Hoa di cư từ Trung Quốc đến Việt Nam vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong quá trình định cư, lập bản, đồng bào người Hoa luôn gìn giữ văn hóa truyền thống, lưu truyền nét đặc sắc riêng trong đời sống sinh hoạt.
Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh. Đi lễ chùa là để hướng về cõi Phật, cầu cho bản thân và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng ngàn năm qua.
“Vũ điệu kết đoàn” , là tác phẩm được dày công nghiên cứu bởi bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, một người con của vùng đất Sơn La - nơi có đông đồng bào các dân tộc cùng sinh sống. “Vũ điệu kết đoàn” không đơn thuần chỉ là một sản phẩm nghệ thuật kết tinh những nét đẹp văn hóa của các dân tộc, mà còn là thông điệp của tình đoàn kết, sự gắn bó của các dân tộc; góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.