Đến giờ, chị Trần Thúy Ái (sinh năm 1975), công tác tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh không thể nhớ hết số lần đứng lớp truyền dạy dân ca. Một cách lặng lẽ và cần mẫn, chị đã ươm mầm tình yêu cho những câu hò, điệu ví đến với nhiều người dân trên địa bàn. Với chị Thúy Ái, đây cũng là một cách để mình tri ân với đời, với nghề.
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh về Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi Khánh Hòa”, từ năm 2021, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện đề án khoa học “Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu nghệ thuật bài chòi ở Khánh Hòa”.
Năm nay, Nghệ nhân Ưu tú Đặng Đức Lai ở thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã bước sang tuổi 74. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng với niềm đam mê cháy bỏng, hết mình với loại hình nghệ thuật hô bài chòi, nghệ nhân đã dày công “truyền lửa”, đào tạo thế hệ trẻ phát triển bài Chòi, đem lại món ăn tinh thần ở vùng quê nông thôn mới Kỳ Phú.
Sở VHTT&DL tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch triển khai đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh năm 2023
Nghệ thuật Bài Chòi ra đời từ dân gian, nói tiếng nói của dân gian và được người dân phát triển, trở thành sân khấu ca kịch dân gian đặc sắc. Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi 9 tỉnh miền Trung được UNESCO chính thức ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau gần 6 tháng triển khai Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi giai đoạn 2020-2023 ở Khánh Hòa, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Vấn đề đặt ra là, để phát huy được thành quả thực hiện Đề án, các ngành chức năng cần phải có chiến lược phát triển lâu dài để thực hiện các nội dung tiếp theo của Đề án.