Media -
Ngọc Thu -
10:10, 27/05/2024 Lễ cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào tháng 4 hàng năm, để cầu mong mưa xuống, bắt đầu cho một mùa vụ mới trong năm. Đồng thời, mang theo những ước vọng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống bình an. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc được gìn giữ qua bao thế hệ.
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Media -
BDT -
17:30, 03/06/2024 Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Gia Rai. Người Gia Rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng vì “Hơ Jan” giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Bởi vậy, trong chuỗi nghi lễ dân gian của đồng bào Gia Rai, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sáng ngày 30/4, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Vua Lửa) huyện Phú Thiện năm 2022.
Tây Nguyên, vùng đất nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, còn là nơi lưu giữ nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, Ba Na… Những nghi lễ truyền thống tại đây phản ánh đời sống tâm linh, lịch sử và sự gắn kết mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa này đang đứng trước nhiều thách thức.
Mười mấy đời truyền lại, “Vua Lửa” là người kết nối của lũ làng và thần, người có sự tôn kính bậc nhất của cộng đồng. Trên vương quốc của “Vua Lửa” bây giờ, dù không còn nhiều huyễn hoặc, nhưng “Vua Lửa” vẫn là niềm tin bất diệt của người Jrai.