Từ ngày 1 - 31/8, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động tháng 8 với chủ đề “Mùa Hè - Trải nghiệm và khám phá” nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
Gương sáng -
Đỗ Long- Tùng Lâm -
14:36, 27/09/2023 Đến xã Sa Loong - một xã thuộc khu vực biên giới của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, chúng tôi được nghe nhắc nhiều đến bà Y Tin, Bí thư Chi bộ thôn Giăng Lố II. Nhiều năm cống hiến tại xã, dù trên cương vị nào, bà Y Tin luôn gần gũi, sâu sát người dân, tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng thôn làng ngày một giàu mạnh.
Nằm trong lòng thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Làng văn hóa du lịch (VHDL) Lũng Cẩm gây ấn tượng đối với du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống tại đây. Lũng Cẩm còn đặc biệt bởi có những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi cổ kính, từng được chọn làm bối cảnh chính cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Chuyện của Pao, Lặng yên dưới vực sâu...
Không điện, không đường, không trường, không trạm, không có hộ khẩu... Cuộc sống biệt lập cũng khiến tất cả trẻ em trong làng đều mù chữ.
Media -
BDT -
17:00, 11/05/2024 Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Media -
Ngọc Chí -
09:25, 13/02/2024 Đối với đồng bào DTTS ở Kon Tum, đã có làng là phải có nhà rông và nhà rông được xem là linh hồn của làng. Nhà rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên. Với tầm quan trọng đó, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum đã quan tâm và thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.